Môi giới bất động sản “đối đầu” với khách: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

Thứ hai, 02/10/2023 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trên thị trường bất động sản, rủi ro không chỉ ở hai bên mua, bán mà còn xảy ra ở lực lượng trung gian môi giới bất động sản. Đặc biệt rủi ro về việc bị cắt cầu.

Ai cũng có thể làm môi giới

Theo Hội môi giới bất động sản (VARs), cách đây 30 năm, Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Nhờ đó, thị trường bất động sản chính thức được hình thành. 

Từ đó đến nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, thị trường bất động sản ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn và quan trọng với nền kinh tế, nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách.

moi gioi bat dong san doi dau voi khach ke tam lang nguoi nua can hinh 1

Ai cũng có thể làm môi giới. (Ảnh: VMS)

Với sự hình thành của thị trường, môi giới bất động sản cũng được “khai sinh” đóng vai trò trung gian kết nối giữa người cần bán và người cần mua.

Thực tế hiện nay, số lượng môi giới bất động sản tại Việt Nam theo đúng nghĩa vẫn còn hạn chế, phần nhiều vẫn là những người làm trung gian mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo kiểu “cò đất”. 

VARs nhận định: Dù có các quy định xử phạt, môi giới bất động sản vẫn là ngành nghề gần như không có rào cản khi gia nhập hay rút lui, mọi người, mọi chủ thể, mọi cá nhân đều dễ dàng tham gia. 

Thông thường, đến thời điểm sốt nóng, lao động từ các ngành nghề khác gia nhập vào làm môi giới với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, từ xe ôm, người bán nước tới công chức nhà nước,... đều có thể tham gia kết nối thực hiện giao dịch. 

Các cá nhân này không được đào tạo, không có kiến thức hành nghề, hoạt động mang tính tự phát, không chịu sự quản lý chuyên nghiệp của bất kỳ cơ quan nào.

Vì vậy, không sai khi gọi những đối tượng này là “cò", bởi những cá nhân này chỉ tiếp nhận, truyền tải thông tin một cách thụ động từ nguồn phát đến khách hàng mà không có sự phân tích, kiểm định, đánh giá về các vấn đề như pháp lý, thậm chí còn lấp liếm thông tin với hy vọng nhận tiền hoa hồng nhanh nhất. 

Bên cạnh đó là việc thổi thông tin, tranh thủ sự “khan hiếm” nguồn hàng, nhằm mục đích “làm giá”, thậm chí còn “lướt cọc” hoặc bán chênh với khách, để trục lợi, kiếm lời. 

VARs nhấn mạnh: Những hành vi này vô hình chung khiến cho thị trường bị lũng đoạn, gây nguy cơ cho các đợt “sốt ảo” hay “bong bóng bất động sản”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARs cho rằng, để thoát nạn “cò đất”, môi giới bất động sản cần tham gia các khóa học đào tạo, học tập, tích lũy kinh nghiệm trong cả một quá trình và đặc biệt là thông qua kỳ thi chứng chỉ môi giới. 

Ngoài đạo đức hành nghề cơ bản và khả năng trình bày, thuyết phục khách hàng,... môi giới cần biết làm nghề, có kỹ năng về tư vấn, có kỹ năng về định giá, biết đọc bản vẽ thiết kế, lên phương án dòng tiền, hiểu rõ luật,... 

“Có như vậy mới đảm bảo quá trình tư vấn cho khách hàng vừa hiệu quả, vừa đảm bảo tính an toàn cho khách”, ông Đính nói.

Để có thể hiểu và tư vấn đầy đủ các nội dung kể trên, thực tế hiện nay, không phải giao dịch được ghi nhận thành công nào môi giới cũng cần cung cấp cho khách hàng những thông tin như vậy. 

Họ chỉ quan tâm làm sao để giao dịch thành công nhanh nhất, để nhận được khoản phí hoa hồng, bằng 2-4% giá trị giao dịch. Thái độ này không những gây rủi ro cho người mua còn gián tiếp làm ảnh hưởng đến thị trường, khiến niềm tin của nhà đầu tư ngày càng sụt giảm. 

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Tuy nhiên, quá trình giao dịch, rủi ro không chỉ ở hai bên mua, bán mà còn xảy ra ở lực lượng trung gian môi giới. Đặc biệt rủi ro về việc bị cắt cầu. 

Ông Nguyễn Văn Đính cho biết, nhiều khách hàng muốn “luồn cò" để tránh mất tiền môi giới. Nếu lộ thông tin vị trí căn nhà, hay hình ảnh căn nhà, khách sẽ tìm kiếm địa chỉ rồi gặp chủ nhà đàm phán trực tiếp. Hay chủ và khách gặp gỡ, sau đó tự cắt cầu để giao dịch với nhau do không muốn mất phí môi giới.

moi gioi bat dong san doi dau voi khach ke tam lang nguoi nua can hinh 2

Trên thị trường bất động sản, rủi ro không chỉ ở hai bên mua, bán mà còn xảy ra ở lực lượng trung gian môi giới bất động sản. (Ảnh: DM)

Ông Đính cho rằng, nhận tiền cọc của khách nhưng không bán nhà, cũng không chịu trả tiền cọc cho khách. Thậm chí, nhiều môi giới có năng lực thông qua quá trình học tập, “mất công, mất sức" tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng, khách hàng nghe xong tư vấn lại đi ký hợp đồng với “môi giới” sẵn sàng “cắt máu", cướp khách, bất chấp để hoàn thành giao dịch.

Trong khi đó ở một số quốc gia có thị trường bất động sản phát triển như Mỹ, Úc,... 1 căn nhà chỉ 1 môi giới bán thì ở Việt Nam 1 căn nhà có vô số môi giới bán. 

Các quốc gia này đồng thời cũng có những quy định ràng buộc rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của Môi giới bất động sản.

Còn tại Việt Nam, với các quy định của pháp luật hiện hành, không cần có môi giới thì giao dịch vẫn có thể hoàn thành. Hai bên bán và mua có thể tự thỏa thuận, tự ký kết và hoàn thành giao dịch.

Cần nâng cao trách nhiệm môi giới

Ông Đính cho biết, trong quá trình sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản, có rất nhiều kiến nghị đã được đưa ra theo hướng ràng buộc về vai trò, trách nhiệm của môi giới bất động sản  để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư hoặc người mua nhà khi tham gia giao dịch. Nâng cao trách nhiệm đồng thời cùng cần nâng cao vai trò, địa vị pháp lý của đội ngũ này.

“Vậy nên chăng, có cần quy định các cơ chế để khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà môi giới tham gia sâu hơn vào các giao dịch bất động sản. Thậm chí là ràng buộc giao dịch bất động sản phải có sự tham gia môi giới bất động sản. Điều này phải làm để khuyến khích môi giới học tập, nâng cao tay nghề, góp phần phát triển thị trường lành mạnh, bền vững”, ông Đính nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần giải quyết tận gốc nguyên nhân sâu xa, là việc thị trường thiếu thông tin, dữ liệu minh bạch, chính thống. 

Trên thực tế, không chỉ trong lĩnh vực bất động sản, “cò" còn là hiện tượng ở nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, là lĩnh vực nổi trội nhất với hiện tượng tung tin “hỏa mù”, lấp lửng, gây hoang mang để dễ bề thao túng, để thị trường bất động sản phát triển thực sự lành mạnh, bền vững, Chính phủ cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, nghiên cứu, xây dựng kênh thông tin, dữ liệu chính thống thị trường.

“Trong bối cảnh thông tin đa chiều, trong đó có cả thông tin sai lệch, gây nhiễu loạn thị trường, cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, hướng tới các dịch vụ cung cấp thông tin minh bạch thị trường, xã hội hoá các công tác quản lý, và có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, hội ngành nghề và doanh nghiệp”, ông Đính nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bình Dương sẽ có hơn 3.000 căn nhà ở xã hội được phát triển tại TP Thủ Dầu Một

Bình Dương sẽ có hơn 3.000 căn nhà ở xã hội được phát triển tại TP Thủ Dầu Một

(CLO) Mới đây, UBND TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) vừa quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) Hòa Phú tại phường Hòa Phú.

Bất động sản
Chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến nhiều dự án nhà ở xã hội bị 'treo'

Chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến nhiều dự án nhà ở xã hội bị 'treo'

(CLO) Hội môi giới bất động sản (VARs) cho rằng, việc chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cũng là nguyên nhân chính gây ra vướng mắc cho công tác triển khai nhà ở xã hội tại nhiều địa phương.

Bất động sản
Gỡ vướng việc cấp phép xây tầng hầm, TP HCM lấy ý kiến về quy hoạch không gian ngầm

Gỡ vướng việc cấp phép xây tầng hầm, TP HCM lấy ý kiến về quy hoạch không gian ngầm

(CLO) TP HCM đang lấy ý kiến dự thảo hai quyết định về quy hoạch không gian ngầm, dự kiến ban hành trước 14/9 để gỡ vướng cho việc cấp phép xây tầng hầm.

Bất động sản
Giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp tại Việt Nam vẫn ở mức cạnh tranh so với thị trường khu vực

Giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp tại Việt Nam vẫn ở mức cạnh tranh so với thị trường khu vực

(CLO) Sự phát triển của tầng lớp trung lưu và tốc độ đô thị hóa nhanh đã thúc đẩy thị trường bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là tại phân khúc cao cấp. Đáng chú ý, giá thuê mặt bằng cao cấp tại trung tâm các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội hay TP HCM vẫn nằm ở mức cạnh tranh, khi so sánh với thị trường lân cận.

Bất động sản
Nhà thổ cư Hà Nội: Tăng giá đều đặn và ổn định

Nhà thổ cư Hà Nội: Tăng giá đều đặn và ổn định

(CLO) Thị trường nhà thổ cư có phần tăng giá, nhưng không có dấu hiệu tăng nóng trong một vài tháng mà tăng đều đặn và ổn định hơn.

Bất động sản