Môi trường kinh doanh vẫn thách thức doanh nghiệp

Thứ sáu, 25/01/2019 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xu thế hội nhập mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) phát triển, bứt phá. Tuy nhiên, thực tế nội tại hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện nay, DN vẫn đang gặp rất nhiều rào cản chính sách, từ đó kéo giảm sức cạnh tranh.

Nhiều doanh nghiệp vẫn kêu khó về thủ tục hành chính (Ảnh minh họa)

Nhiều doanh nghiệp vẫn kêu khó về thủ tục hành chính (Ảnh minh họa)

Nhấn mạnh đến những thách thức của cộng đồng DN hiện nay, ông Nguyễn Hoàng Phi, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Các dự án phát triển nông thôn mới Việt Nam cho hay, khó khăn lớn nhất của DN nằm ở khâu thủ tục xin giấy phép sử dụng đất.

Theo ông Phi, nông nghiệp là lĩnh vực cần một diện tích đất lớn để canh tác, sản xuất; kể cả trồng trọt hay chăn nuôi cũng đều tiêu tốn một diện tích sử dụng đất không hề nhỏ. Thế nhưng, khi DN xin giấy phép cấp đất cũng như các thủ tục khác liên quan đến lĩnh vực này thì rất khó khăn. Thường mất rất nhiều thời gian chờ đợi, có khi lên đến vài ba năm. Như vậy thì còn đâu cơ hội để sản xuất kinh doanh. Đây chính là vấn đề kéo giảm năng lực cạnh tranh của các DN hiện nay.

Câu chuyện liên quan đến đất đai có lẽ là vấn đề gây ra nhiều bức bối nhất đối với các DN Việt Nam hiện nay. Nhiều DN cho rằng, muốn giải quyết nhanh thủ tục để được sớm cấp phép quyền sử dụng đất, DN phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để “bôi trơn” cán bộ. Có nghĩa là, muốn được việc thì phải mất phí, còn không thì coi như DN mất cơ hội làm ăn. Và như vậy, những bức bối liên quan đến các loại chi phí ngoài luồng vẫn đang là rào cản ngáng chân DN. Theo ông Phi, khi các DN Việt vẫn còn phải đối diện với những khúc mắc về thủ tục hành chính, về các điều kiện kinh doanh, thì mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập là rất khó.

Cần cải thiện hơn nữa thủ tục hành chính để tạo đà cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Cần cải thiện hơn nữa thủ tục hành chính để tạo đà cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Trong cuộc khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gần đây cho thấy số DN cho biết phải chi trả các loại chi phí không chính thức vẫn còn rất lớn. Tình trạng nhũng nhiễu trong khâu giải quyết thủ tục hành chính vẫn diễn ra… Đó là những điểm nghẽn do chính cơ chế, chính sách nội tại được các nhà quản lý “giăng” ra, mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã hết sức nỗ lực, tập trung giải tỏa các điểm nghẽn đó, song thực tế vẫn chưa thể giải quyết hết được.

Bên cạnh thách thức về vấn đề chi phí ngoài luồng, câu chuyện tiếp cận nguồn vốn vay cũng đang bó buộc sự phát triển của DN Việt. Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 600 ngàn DN, nhưng số DN quy mô lớn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó có đến 96% trong số này là DN nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ. Do quy mô vốn nhỏ nên DN tư nhân thường thiếu nguồn lực, nhất là nguồn vốn để thực hiện những ý tưởng kinh doanh lớn, nhất là các dự án đầu tư công, đầu tư khoa học và công nghệ… Tiềm lực về vốn thấp, quy mô nhỏ bé, công nghệ trình độ quản lý cũng yếu kém cũng đang là một trong những yếu tố kéo giảm năng lực cạnh tranh của các DN trong nước.

Theo PGS.TS Phạm Hữu Tiến, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và Quản lý cho rằng, thách thức hiện nay của các DN vẫn nằm ở môi trường kinh doanh. Theo PGS. TS Tiến, mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều động thái nhằm cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin với dịch vụ công trực tuyến, cải thiện môi trường kinh doanh với tinh thần phục vụ người dân cộng đồng DN… Tuy nhiên thực tế cho thấy, mức độ hài lòng của DN vẫn chưa thực sự như kỳ vọng. 

Báo cáo mới nhất của VCCI công bố ngày 8/1/2019 về mức độ hài lòng của DN với cải cách hành chính đã cho thấy còn có tới 70% DN kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo đó, các DN cho rằng, nếu công việc cải cách hành chính được triển khai có hiệu quả sẽ tạo ra xung lực mới cho sự phát triển của DN. Điều này là rất cần thiết để nâng sức cạnh tranh cho cộng đồng DN trong thời gian tới.

Duy Hưng

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp