Môn Lịch sử là môn học tự chọn: Không nên đánh đồng học Lịch sử với yêu nước!

Thứ hai, 25/04/2022 18:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo khảo sát của một số trường thì tỉ lệ học sinh chọn học môn Lịch sử không hề thấp, thậm chí có trường tỉ lệ đó lên đến 70% trong khi nhiều môn học khác có tỉ lệ thấp dưới 50%.

Năm học 2022-2023 ở lớp 10 bắt đầu dạy học theo chương trình phổ thông 2018.

Khác với các năm học trước đây, năm nay các em học sinh và nhà trường phải lựa chọn các môn học theo sở thích, sở trường và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Lịch sử không còn là môn học bắt buộc mà xếp ngang bằng với 10 môn học khác (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Nghệ Thuật) trở thành môn học tự chọn.

Điều này đang gây tranh luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn. Không ít cá nhân cho rằng nếu để lựa chọn thì nhiều học sinh không học lịch sử và như vậy sẽ mất gốc.

mon lich su la mon hoc tu chon khong nen danh dong hoc lich su voi yeu nuoc hinh 1

Lịch sử là môn học gây tranh luận trong thời gian vừa qua.

Xung quanh tranh luận này và thực tế việc lựa chọn môn học này tại các nhà trường như thế nào, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội).

Thầy Khang cho biết, kết quả khảo sát 401 học sinh khối 9 của nhà trường về việc học các môn tự chọn đã có kết quả, trong đó lựa chọn học môn Lịch sử 52,4%; Địa lý 47,4%; KTPL 69,8%; Vật lý 44,4%; Hóa học 27,2%; Sinh học 65,6%;  Công Nghệ 48,1%; Tin học 71,1%; Nhạc 59,1%; Mỹ Thuật 13,0%.

Đánh giá về kết quả lựa chọn này thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng, có những môn học học sinh lựa chọn theo đúng tinh thần “định hướng nghề nghiệp” và có những môn học học sinh chọn “học cho nhẹ nhàng và không phải lo thi cử”.

“Nhà trường làm rất kỹ khảo sát học sinh, qua đó thảo luận kỹ để hướng dẫn tuyển sinh lớp 10”- Thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ.

Xung quanh việc tranh luận về môn Lịch sử không phải là môn học tự chọn, thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng, việc học sinh không học môn Lịch sử không đồng nghĩa với việc các em đó sẽ không yêu nước.

"Học sinh nhiều em không thích học môn Lịch sử nhưng không có nghĩa các em không yêu lịch sử Việt Nam mà rộng hơn nữa không phải không là không yêu nước” – thầy Khang cho biết. Theo vị này, trên thực tế do cách dạy, sách giáo khoa, thi cử mà làm cho nhiều học sinh sợ môn Lịch sử. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.

Theo thầy Hòa, ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm mục đích là giáo dục toàn diện. Hiện khối THPT nhà trường để hai ban là ban A và ban D cho học sinh lựa chọn.

“Ban A dạy Lý, Hóa, Sinh còn ban D thì Sử, Địa, GDCD … cháu nào chọn thì chọn cả ban” – thầy Nguyễn Văn Hòa cho biết.

Còn cụm Tin học, Công nghệ, Nghệ thuật thì tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm xé lẽ ra thành từng môn một để bổ sung vào hai ban kia.

Thầy Hòa chia sẻ, theo thống kê, trong 20 lớp học của lớp 10 tới đây học chương trình phổ thông mới thì có đến 14 lớp học sinh học (Lịch sử, Địa lý, GDCD). Riêng các lớp ban A thì sẻ chọn học Lịch sử, Địa lý, hoặc GDCD.

“Môn Sử bình đẳng như các môn khác, học sinh thích môn nào chọn môn ấy, các nhà trường có ý thức xếp để học sinh được giáo dục toàn diện.

Hiện nay, người dân đã hiểu các môn KHXH là môn hình thành phẩm chất, con người và được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Năm học tới chắc chắn có hơn 70% học sinh lựa chọn môn Sử để theo học” – thầy Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Qua trao đổi với lãnh đạo các nhà trường phổ thông cho thấy vấn đề lựa chọn môn học tự chọn hiện nay đối với các nhà trường hết sức sôi nổi. Trong đó, Lịch sử là môn học cũng rất được chú trọng, được các em học sinh lựa chọn để học.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục
Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Giáo dục
Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

(CLO) Ngày 22/4, Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xác nhận, đã tạm đình chỉ công tác cô giáo trên địa bàn huyện do đã dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu 1 học sinh.

Giáo dục