Mong manh tính mạng dân thường ở Gaza

Thứ năm, 02/11/2023 11:16 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cơ quan y tế Gaza ngày 30/10 cho biết 8.525 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó có 3.542 trẻ em, kể từ khi Israel bắt đầu không kích vào Gaza để đáp trả vụ tấn công chưa từng có của Hamas hôm 7/10. Con số này chắc chắn chưa dừng lại khi chiến sự vẫn không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.

“Quá nhiều người chết, bị thương tại những nơi được luật quốc tế bảo vệ”

Đó là cảnh báo đầy bức xúc và đau đớn của lãnh đạo cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine (UNRWA). Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 30/10, ông Philippe Lazzarini nhấn mạnh: “Mức độ tàn phá trên khắp Dải Gaza là chưa từng có. Quá nhiều người chết, bị thương tại những nơi được luật quốc tế bảo vệ. Tôi đã nói nhiều lần, và tôi sẽ nhắc lại: Không có nơi nào an toàn ở Gaza”.

Ông Philippe Lazzarini còn đau đớn khi cho biết: “Tỉ lệ tử vong của người Palestine tại Bờ Tây đang ở “mức cao nhất kể từ khi Liên Hiệp Quốc bắt đầu lưu trữ hồ sơ vào năm 2005”. Với con số trẻ em thiệt mạng, ông Philippe Lazzarini cũng cho biết, con số này nhiều hơn số trẻ thiệt mạng hằng năm tại các khu vực xung đột trên thế giới kể từ năm 2019.

mong manh tinh mang dan thuong o gaza hinh 1

Người dân Palestine sơ tán tránh chiến sự ở Dải Gaza ngày 13/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Ngay sau đó, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Christian Lindmeier tiếp tục lên tiếng cảnh báo: “Một thảm họa y tế cộng đồng đang cận kề với sự di cư hàng loạt, tình trạng quá tải, thiệt hại về cơ sở hạ tầng nước và vệ sinh”.

Trước đó ít ngày, tiến sĩ Rick Brennan - Giám đốc chuyên trách các trường hợp khẩn cấp của WHO tại khu vực Đông Địa Trung Hải đã phải thốt lên đầy đau đớn: “Chúng tôi quỳ gối cầu xin cho các hoạt động nhân đạo được duy trì, gia tăng và bảo vệ” và kêu gọi “một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức nhằm cho phép vật tư y tế và nhiên liệu được vận chuyển an toàn bên trong Dải Gaza”. Lời cầu xin được đưa ra khi WHO cho biết họ vẫn không thể phân phối nhiên liệu hay vật tư y tế cho các bệnh viện lớn tại phía bắc Dải Gaza do an ninh không đảm bảo.

Thực tế tại Gaza những ngày này thậm chí còn khủng khiếp, tang thương hơn những lời kêu cứu. Đã có những con số thống kê ban đầu được Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Catherine Russell đưa ra, rằng có đến hơn 420 trẻ em chết hoặc bị thương mỗi ngày do bom đạn. Hơn một nửa trong số 35 bệnh viện của Gaza không thể hoạt động nữa, ít nhất 221 trường học, hơn 177.000 căn nhà bị hư hại, 55% cơ sở hạ tầng liên quan cần được sửa chữa hoặc xây lại. Đặc biệt, nước sạch và nguồn cung thiết yếu để đảm bảo sự sống... qua bao nhiêu ngày chiến sự, vẫn thiếu hụt hoàn toàn, khiến người dân nơi đây ngày càng lấn sâu vào điều kiện sống thiếu thốn đến cùng cực.

“Dịch vụ cơ bản đang sụp đổ, thuốc men, thực phẩm, nhiên liệu cạn kiệt. Đường phố Gaza bắt đầu tràn ngập nước thải. Đói khát, tuyệt vọng đang khiến người dân nổi giận với cộng đồng quốc tế” - Lãnh đạo cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine cho biết.

Cấp thiết phải có giải pháp “đình chiến nhân đạo”

Trước những đau thương tột cùng tại Gaza, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ dân thường và tăng cường viện trợ cho người dân ở Gaza. Những ngày trung tuần tháng 10 vừa qua, hàng chục nghìn người tại các nước Trung Đông, châu Á, châu Âu và Mỹ đã xuống đường tuần hành, bày tỏ phản đối bạo lực tại Gaza. Lãnh đạo nhiều nước cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Ngày 31/10, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly kêu gọi hành động quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, tái khẳng định lập trường của Cairo về việc bác bỏ chính sách trừng phạt tập thể đối với người dân Palestine. Cũng trong ngày 31/10, Quốc vương Jordan Abdullah II đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nêu bật tầm quan trọng của lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức tại Dải Gaza, nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo đưa hàng viện trợ nhân đạo vào vùng lãnh thổ của Palestine mà không bị cản trở đồng thời kêu gọi đẩy mạnh những nỗ lực chấm dứt xung đột. Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện mọi biện pháp có thể để giảm thiểu thương vong và bảo vệ dân thường.

mong manh tinh mang dan thuong o gaza hinh 2

Binh sĩ Israel tuần tra dọc khu vực biên giới với Dải Gaza, ngày 28/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Trong các ngày 26-27/10, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức Phiên họp khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10 để thảo luận các diễn biến căng thẳng đang diễn ra ở Dải Gaza. Tại đây, nhiều nước bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng tại Gaza, lên án các hành động tấn công gây thương vong lớn cho dân thường ở cả Israel và Palestine đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn, thả con tin, tạo điều kiện cho cứu trợ nhân đạo, bảo vệ dân thường và các cơ sở dân sự thiết yếu.

Cũng tại Phiên họp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết “Bảo vệ thường dân và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và nhân đạo” kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức, kiềm chế tối đa, yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, bảo vệ dân thường và các cơ sở hạ tầng dân sự; bảo đảm tiếp cận nhân đạo; kêu gọi thả ngay dân thường, bảo đảm an toàn và đối xử nhân đạo với họ.

Trên hết, một giải pháp “đình chiến nhân đạo” được xem là đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết tại dải Gaza.

Tuy nhiên, mọi sự kêu gọi, kêu cứu có vẻ như rất khó khả thi khi xung đột chỉ chực chờ lan rộng. Đặc biệt là từ tối 28/10, khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố giai đoạn 2 của cuộc chiến chống Hamas đã bắt đầu với việc chiến dịch tấn công trên bộ được mở rộng vào bên trong Dải Gaza. Ông Benjamin Netanyahu cũng dường như đang bác bỏ từng phần các nỗ lực hòa giải từ khu vực và quốc tế, thậm chí còn tuyên bố tất cả các cuộc chiến đều có “thương vong dân sự” ngoài ý muốn.

Phiên họp khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang hoan nghênh và ủng hộ các nỗ lực hòa giải quốc tế nhằm hướng tới giải pháp hòa bình bền vững và công  bằng, nhấn mạnh lập trường của Việt Nam là ủng hộ giải pháp hai Nhà nước với Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine và đường biên giới trước năm 1967, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc. Đại diện của Việt Nam cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an nỗ lực để có thông điệp thống nhất, xây dựng nhằm giúp làm giảm căng thẳng, chấm dứt giao tranh, bảo vệ thường dân và hỗ trợ các bên nối lại đối thoại, đàm phán.

Nguyễn Hà

Tin mới

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.

Nghề báo
Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế