(CLO) Các bác sĩ cho biết, sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua, các bác sĩ khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái 2 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến Bệnh viện. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng cháu bé đã không qua khỏi.
Theo lời kể của gia đình, trẻ là con lần 3, đẻ non 32 tuần, cân nặng lúc sinh 1.1kg, sau sinh đã được tầm soát sức khoẻ tại bệnh viện và không phát hiện dấu hiệu bất thường, tăng cân phù hợp với lứa tuổi.
Trước ngày nhập viện trẻ không có dấu hiệu bất thường. Sáng ngày 21/2 trẻ được mẹ cho bú sữa bình 2 lần vào thời điểm 5h và 6h sáng, nhưng bú ít, trớ sữa, quấy khóc, bụng chướng.
Khoảng 9h trẻ được phát hiện tím tái, kích thích không có phản xạ, được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương.
BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm – Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, được cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay.
Đặt nội khí quản thấy đọng ít sữa trong khoang miệng, nhưng không thấy sữa trong đường thở, Xquang phổi cho thấy tổn thương nhu mô phổi bên phải lan toả.
Dịch dạ dày có nhiều sữa chưa được tiêu hoá (dù sau ăn 4 tiếng). Kết quả chụp Xquang bụng chướng hơi, các quai ruột chứa dịch, đây cũng có thể là kết quả sau ngừng tim, nhưng cũng có thể là một tình trạng viêm ruột từ trước đó làm cho em bé dễ bị sặc, dễ trớ hơn trẻ khoẻ mạnh bình thường.
Theo BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho trẻ.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân của sặc sữa ở trẻ do trẻ bú, ăn không đúng tư thế; cho bú quá no, cho trẻ bú khi đang khóc, đang ho.
Sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp, núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều. Trẻ sinh non tháng nên phản xạ bú – nuốt kém. Trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như sứt môi, hở hàm ếch…
Các dấu hiệu, khi trẻ đang bú (hoặc sau bú) đột ngột ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Có thể thấy sữa trào qua mũi, miệng.
Đối với những trẻ đẻ non, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có dị tật vùng hàm mặt, trẻ có tình trạng giảm cơ lực (nhược cơ) thì phản xạ ho kém hơn.
Dấu hiệu sặc sữa ở những trẻ này diễn ra khá là yên tĩnh, chủ yếu là biểu hiện bằng triệu chứng tím. Giai đoạn đầu sẽ là tím ở quanh môi, quanh góc mũi, có thể thở nhanh, hoặc thở chậm, ngừng thở.
Các bác sĩ cho rằng, xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi bé bị sặc là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Khi trẻ bị sặc sữa, các bà mẹ cần hết sức bình tĩnh và sơ cứu trẻ theo các bước sau.
Nếu trẻ còn ho được: Nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ. Khuyến khích để trẻ ho. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ.
Nếu trẻ không ho được, nhưng còn tỉnh thì cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng.
Sử dụng gót bàn tay võ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước. Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.
Sau đó, lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.
Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1s, cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.
Lặp lại chu kì 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến trẻ thở lại hoặc khi trẻ không đáp ứng
Nếu trẻ bất tỉnh lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế ( gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.
Bước 2, ngay lập tức Ép tim – thổi ngạt cho trẻ : Ép tim: vị trí ½ dưới xương ức, chiều sâu 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực. 30 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu chỉ có 1 mình). 15 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu có ≥ 2 người cấp cứu)
Thổi ngạt miệng – miệng hoặc thổi ngạt miệng – mũi cho trẻ: Thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần. Nếu lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.
Miệng – Mũi: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng của người cấp cứu lên miệng và mũi của trẻ.Miệng – Miệng: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng người cấp cứu lên miệng của trẻ. Kẹp chặt cánh mũi với ngón cái và ngón trỏ, bàn tay tì lên trán trẻ
Tiếp tục cấp cứu tại chỗ đến khi trẻ hồng trở lại hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ.
(CLO) Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát kỹ các phương án, tập trung, khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang trí tổng thể phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sớm có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh sau bão, lũ, sạt lở đất.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước những vấn đề tiếp quản thuốc, vaccine thì ngành y tế cũng nên tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tạo điều kiện cho bệnh viện nhập vaccine cho người dân, đáp ứng nguồn thuốc. Tất nhiên, Bộ Y tế vẫn đứng ra để quản lý chất lượng.
(CLO) Chính sách kinh tế "theo ý thích" của ônh Donald Trump đang khiến thị trường biến động mạnh, khi nhà đầu tư tập trung vào các ngành hưởng lợi từ thuế, dầu mỏ và tiền điện tử.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nghiêm túc thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ.
(CLO) Chiều 11/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 đã chính thức công bố sự trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 12/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ có mưa, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 11/11, BCH Công đoàn Báo Tuyên Quang phối hợp với Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang, Chi đoàn Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025), 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh của thành phố.
(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức Lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54.
(CLO) Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt.
(CLO) Năm học 2024-2025, tỉnh Lào Cai quyết định không thu học phí đối với trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông công lập và học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh này.
(CLO) Ai Cập trở thành một trong những điểm đến thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc, với sự góp mặt mới đây của BAIC và Zeekr trong kế hoạch mở rộng thị trường tại lục địa này.
(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế có thành phần gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Pháp chế để giúp các bệnh viện, địa phương trong mua sắm, đấu thầu thuốc.
(CLO) Nước là cội nguồn sự sống là điều mà khoa học đã chứng minh. Nhưng làm thế nào để an tâm sống khỏe trong một môi trường nước ngày càng ô nhiễm thì vẫn là điều khiến nhiều người loay hoay tìm kiếm?
(CLO) Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không chỉ giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước mà còn là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng thuốc lá, giảm số người mắc bệnh hiểm nghèo và tử vong do thuốc lá.
(CLO) Theo Bộ Y tế, lập luận nếu toàn dân sử dụng muối i-ốt dẫn đến nguy cơ cường giáp là thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt, đi ngược lại với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
(NB&CL) Nhiều cử tri của ngành y tế đang quan tâm đến việc xây dựng chính sách y tế nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kém chất lượng và tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế nhưng không để xảy ra vỡ trận, quá tải bệnh viện tuyến trên.
(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP HCM. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP của Bộ Y tế nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại.
(CLO) Đề xuất bán thuốc qua hình thức thương mại điện tử tạo điều kiện cho người dân mua thuốc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng điều quan trọng là làm sao để kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý và chuyên môn của toa thuốc.
(CLO) Trước tình hình ca mắc bệnh sởi gia tăng trong tuần 44, UBND TP HCM đã ban hành văn bản số 6639/UBND-VX ngày 30/10/2024 về việc mở rộng đối tượng tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh Phạm Thị Thuyết (kinh doanh tại căn tin Trường Cao đẳng Lào Cai) do gây ngộ độc thực phẩm.