Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Danh sách các sản phẩm bị tạm dừng lưu thông gồm: Monosodium L - Glutamate Han'ei Suru với số lô D2502060-13X, ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng đến 25/2/2028, số lượng 839 bao (25kg/bao); Monosodium L - Glutamate Han'ei Suru với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 1kg/túi); Monosodium L - Glutamate Han'ei Suru với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 300g/túi); và Monosodium L – Glutamate Kjmoto với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 350g/túi).
Bột ngọt HAN'EI SURU bị dừng lưu thông do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Trong đó có sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen nhập từ một công ty Trung Quốc là Hulunbeier NorthEast Fufeng Boitechnologies Co.LTD., sau đó san chia, đóng gói lại và bán ra thị trường. Tuy nhiên, bao bì của sản phẩm không có thông tin xuất xứ sản phẩm là từ Trung Quốc, tên công ty Trung Quốc sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói cũng được ghi bằng tiếng Anh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Mặt sau bao bì sản phẩm bột ngọt HAN'EI SURU và KJMOTO không ghi xuất xứ của sản phẩm theo quy định.
Hơn 30 nhãn bột ngọt đóng gói lại không rõ xuất xứ "nhan nhản" trên thị trường
Bên cạnh hai nhãn bột ngọt vừa bị xử lí này, hiện nay, có đến hơn 30 nhãn hiệu bột ngọt đóng gói lại nhưng trên bao bì không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng vẫn ngang nhiên bán tại các chợ, siêu thị, tạp hóa, địa lí... Phần lớn các loại bột ngọt đóng gói lại này được nhập từ Trung Quốc, hoặc các loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hơn 30 nhãn hiệu bột ngọt san chia, đóng gói lại từ bột ngọt Trung Quốc hoặc các loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang bán trên thị trường.
Câu hỏi đặt ra là liệu các cơ sở san chia, đóng gói lại này có đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm hay chưa. Bên cạnh đó, chất lượng bột ngọt dùng để san chia, đóng gói lại từ bột ngọt Trung Quốc hoặc các loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ liệu có đảm bảo các tiêu chuẩn quy định cho phụ gia thực phẩm hay không.
Trước đó, bột ngọt Uma999 của Công ty Cổ phần Thực phẩm Nhất Việt (Tỉnh Bình Dương), bột ngọt Sela của Công ty TNHH MTV Sela Tím (Tỉnh An Giang), và bột ngọt AWIN của Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Minh Đức (Tỉnh Quảng Trị) cũng đã bị các đội Quản lí thị trường địa phương xử phạt do vi phạm quy định về ghi nhãn, không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.
Trước tình hình này, để tránh những ảnh hưởng không đáng có đến sức khỏe, quyền lợi, người tiêu dùng cần thận trọng khi mua các sản phẩm bột ngọt, nên ưu tiên sản phẩm từ những thương hiệu uy tín và được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời kiểm tra kỹ thông tin trước khi mua.
"Nhận dạng" bột ngọt san chia, đóng gói lại
Để phân biệt bột ngọt san chia, đóng gói lại với bột ngọt được sản xuất trực tiếp trong nước, người tiêu dùng chỉ cần quan sát mặt sau bao bì của sản phẩm.
Bột ngọt san chia, đóng gói lại: mặt sau bao bì sản phẩm có các thông tin Đóng gói tại, hoặc phối trộn tại, hoặc hoàn tất tại, hoặc cơ sở đóng gói,… do các tổ chức, cá nhân tự trộn lẫn, san chia, đóng bao vào nhãn hiệu tự tạo ra, sau đó bán cho người tiêu dùng.
Bột ngọt được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam: trên mặt sau của bao bì chỉ ghi một trong các nội dung sau: Xuất xứ: Việt Nam, hoặc Sản xuất tại: Tên và địa chỉ công ty tại Việt Nam.
Ví dụ trường hợp của bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU vừa bị xử lí, trên bao bì chỉ ghi Cơ sở đóng gói: 17 Phạm Đức Sơn, Phường 16, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoặc bột ngọt SELA của Công ty TNHH MTV Sela Tím (Tỉnh An Giang), trên bao bì ghi Đóng gói tại Việt Nam.
Bao bì của bột ngọt san chia, đóng gói lại thường ghi Đóng gói tại: hoặc Cơ sở đóng gói.
Bao bì các loại bột ngọt được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 3 công ty sản xuất bột ngọt trực tiếp là Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH Miwon Việt Nam. Nguyên liệu dùng để sản xuất bột ngọt thường là mía, khoai mì... thông qua quá trình lên men tự nhiên.
Nếu như các doanh nghiệp sản xuất bột ngọt trực tiếp trong nước phải đầu tư đáng kể vào xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, sử dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp, tuyển dụng lao động địa phương… thì các doanh nghiệp san chia, đóng gói lại chỉ cần nhập bột ngọt từ Trung Quốc hoặc các nguồn không rõ xuất xứ, sau đó trộn, san chia, đóng gói lại rồi bán ra thị trường. Như vậy thì các doanh nghiệp này không cần chi phí cho nguyên liệu, không đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, máy móc mà chỉ cần trang bị thiết bị đóng gói đơn giản. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất bột ngọt trong nước khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp chỉ san chia, đóng gói lại.
Đặc biệt, khi thuế suất nhập khẩu bột ngọt từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc vào Việt Nam bằng không, những doanh nghiệp nhập khẩu bột ngọt về để san chia, đóng gói không phải chịu thuế nhập khẩu, càng làm gia tăng bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất nội địa. Đây cũng là lý do dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các thương hiệu bột ngọt đóng gói lại trong một năm qua, với hơn 30 nhãn hiệu xuất hiện tràn lan trên cả nước.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ngay hôm nay để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ BAC A BANK.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.