Một London mới vẫn thịnh vượng, nhưng kém thu hút hơn xưa

Thứ tư, 10/06/2020 09:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 3 thập kỷ qua, thành phố London, vương quốc Anh luôn có vị thế và tầm ảnh hưởng cao. Nhưng hiện nay, thành phố này lại đang bước vào giai đoạn suy giảm kinh tế vì đại dịch.

Một London thịnh vượng nhưng dần kém thu hút

Trước khi bánh xe kinh tế London bị trật hướng đi do dịch Covid-19, chính quyền Thủ tướng Boris Johnson đã có những dự án lớn để tái định hình địa lý kinh tế của Vương quốc Anh.

Theo kế hoạch, các vùng khó khăn ở miền Trung và miền Nam nước Anh sẽ nhận được nhiều hơn cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng, việc này sẽ giúp họ rút ngắn khoảng cách năng suất với London. Vương quốc Anh sẽ được “nâng cấp”.

Ý tưởng này vốn đã luôn có vẻ hơi khó tin. Chính phủ Anh đã và đang cố gắng tăng năng suất khu vực bên ngoài London trong nhiều thập kỷ, nhưng không đạt được nhiều thành công.

Và trong tình hình hiện nay, khó khả năng chính phủ Anh sẽ tiếp tục tập trung vào kế hoạch này vì phải dành phần lớn thời gian cho công tác khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thay vì nâng cấp, Vương quốc Anh có thể sẽ “xuống cấp”, khi London bước vào tình trạng suy giảm kinh tế bởi đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống.

London vốn không phải lúc nào cũng thành công rực rỡ như bây giờ. Sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Anh đã cố đẩy các doanh nghiệp và người dân đến “các thành phố mới” ở các hạt bao quanh London (Home Counties).

Sản xuất giảm sút, các bến cảng - nơi đã từng tạo ra nhiều công việc và đem đến sự thịnh vượng, cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Đến những năm 1980, dân số thành phố đã giảm đi một phần tư từ con số 8,6 triệu dân mà thành phố đạt mốc vào năm 1939. Trường học và các dịch vụ ở London khi đó nổi tiếng tệ hại, yếu kém.

Sau khi sự kiện Big Bang dẫn đến việc bãi bỏ một số quy định của các dịch vụ tài chính vào năm 1986, kinh tế London đã khởi sắc.

Bánh xe kinh tế London bị trật hướng đi do dịch Covid-19. Ảnh: Nate Kitch/Economist

Bánh xe kinh tế London bị trật hướng đi do dịch Covid-19. Ảnh: Nate Kitch/Economist

Những năm gần đây, các ngành công nghiệp sáng tạo và một trung tâm công nghệ phát triển đã tham gia vào các lĩnh vực như dịch vụ ngân hàng, quản lý tài sản và kinh doanh thiết yếu. Trường học, công tác trị an và giao thông vận tải đều được cải cách.

Cư dân từ tất cả các châu lục đều đổ về London, biến nó trở thành thành phố toàn cầu nhất thế giới. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo đã hiện hữu rõ trong một thời gian.

Mặc dù dân số London vẫn tiếp tục tăng, nhưng trong thập kỷ vừa qua con số đó được thúc đẩy bởi làn sóng di cư quốc tế và tỷ lệ sinh.

Từ năm 2008 đến năm 2018, hơn 550.000 người Anh đã rời đi thay vì chuyển đến London sống. Người dân phàn nàn về các chi phí đắt đỏ và những bất an ở đây.

Trong bảng xếp hạng của Văn phòng Thống kê Quốc gia về hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống, thành phố London có chỉ số  khá thấp.

Biểu đồ chênh lệch giá nhà đất giữa London và các khu vực còn lại. Nguồn: Economist

bieudo

Kể từ năm 2015, việc di cư khỏi London đã giúp giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá nhà đất của thành phố này và những khu vực còn lại trong vương quốc Anh.

Nhưng giá nhà ở London vẫn ở mức cao hơn gấp đôi so với những nơi khác.

Sau khi xem xét cả các chi phí nhà ở thì có thể thấy rằng người dân ở London trung bình thiếu thốn hơn người dân ở các nơi còn lại của miền Nam nước Anh hay Scotland.

Chủ tịch của PWC, một công ty dịch vụ chuyên nghiệp, đã lập luận rằng các sinh viên tốt nghiệp đang quay lưng lại với London.

Trong khi 60% cựu sinh viên làm việc cho bốn công ty kế toán lớn từng làm việc ở thủ đô, thì trong năm 2018, 60% người mới nhận việc đều làm ở khu vực ngoài London.

Phí bảo hiểm văn phòng ở London thậm chí còn cao hơn phí bảo hiểm nhà ở.

Một foot vuông (1 foot tương đương 0.3048 m) ở các khu vực cao cấp của London có giá cao hơn gấp ba lần so với cùng một khoảng đất ở những thành phố phía Nam khác và gấp bảy đến chín lần so với các nơi còn lại ở Vương quốc Anh.

Theo một doanh nghiệp tuyển dụng ngành pháp lý, một công ty có thể tiết kiệm khoảng 20.000 bảng Anh (24.500 đô la Mỹ) mỗi năm bằng cách thuyên chuyển một luật sư ra làm việc bên ngoài trung tâm London, sau khi đã tính đến các chi phí văn phòng và tiền lương.

Cụm từ “Northshoring” (chơi chữ từ offshoring, chỉ việc di chuyển công ty đến các thành phố phía Bắc) - dễ gây nhầm lẫn do nó thường được dùng để chỉ các thành phố như Birmingham vốn không nằm ở phía Bắc - đã trở thành thuật ngữ mới trong ngành sản xuất và kinh doanh.

HSBC đã quyết định chuyển trụ sở ngân hàng bán lẻ ở Anh đến Birmingham vào năm 2017. Amazon thì lại chọn thành phố Manchester làm địa điểm đặt văn phòng chính của mình ở Anh vào năm 2018.

Nếu virus Corona làm giá bất động sản và giá thuê văn phòng giảm mạnh thì London có thể sẽ trở nên hấp dẫn phần nào. Có lẽ một số cựu sinh viên từ thành phố Leeds hay Manchester sẽ bị cám dỗ quay trở lại.

Nhưng dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội gắt gao được áp dụng mang đến một mối nguy hại mới và trầm trọng hơn cho London, bởi vì chúng đe dọa hai yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thịnh vượng của nơi đây là: niềm vui và khách nước ngoài.

"Một London mới" mới sẽ thu hút trở lại nhưng khó như xưa

Thành công của London có ít nhất một phần dựa trên việc đây là một nơi thú vị để sinh sống.

“Người dân chuyển đến đây không chỉ bởi vì họ có thể được trả lương cao mà còn vì họ có thể sống vui vẻ.”, Douglas McWilliams của Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh nói.

Tại khu vực East End của London tồn tại một thứ gọi là: “nền kinh tế cà phê Flat White”- chỉ việc người trẻ chọn làm việc tại các quán cafe để tiết kiệm chi phí thuê văn phòng. Các quán bar và cafe tại đây là nơi mà những người với bộ tóc thú vị chia sẻ ý tưởng với nhau trong khi thưởng thức các thức uống hợp thời.

Thật khó để có một "nền kinh tế Flat White" khi phải duy trì khoảng cách 2 mét trong khi xếp hàng mua cà phê.

Các chủ nhà hàng lo sợ việc bị buộc phải hoạt động với công suất thấp hơn sẽ khiến nhiều người trong số họ phá sản.

Còn các nhà hát thì đang đối mặt với thảm họa. “London mà không có các trung tâm văn hóa và nhà hàng thì chỉ là một Frankfurt đắt đỏ và nhiều nạn ùn tắc giao thông hơn,” theo lời một nhà quản lý quỹ phòng hộ.

Các trường đại học lo ngại số lượng sinh viên nước ngoài có thể giảm từ 20-50% trong năm tới. Đối với London, nơi có hơn 100.000 sinh viên nước ngoài, đây là một vấn đề.

Như tất cả các thành phố lớn, London cũng có thể phải gánh chịu hậu quả từ việc thay đổi các nhận thức thông thường về công việc. Nhiều doanh nghiệp hiện nay mong muốn một số nhân viên sẽ tiếp tục làm việc tại nhà kể cả khi đại dịch lắng xuống.

Sau dịch, London sẽ thịnh vượng trở lại, nhưng sẽ kém thu hút hơn xưa. Ảnh: visitlondon

Sau dịch, London sẽ thịnh vượng trở lại, nhưng sẽ kém thu hút hơn xưa. Ảnh: visitlondon

Khi các công ty học cách xoay sở với những văn phòng nhỏ hơn, người lao động có thể quý trọng những căn nhà lớn hơn ở ngoại ô thành phố London, nơi họ có thể có một văn phòng làm việc tại gia.

Việc cân nhắc lựa chọn giữa không gian và thời gian đi lại sẽ khác đi nếu người lao động chỉ phải đến văn phòng hai hay ba lần một tuần. 

Nhưng nếu điều này xảy ra, thì nó có thể sẽ giúp ích cho các thành phố đông dân cư ở phía đông nam hơn là các thành phố ở phía bắc và miền trung, nơi mà Thủ tướng Anh Johnson từng muốn hỗ trợ.

Lisa Taylor của công ty tư vấn Coherent Cities vẫn giữ vững tinh thần lạc quan. Bà lập luận rằng: “Hai năm tới sẽ rất khó khăn”“..“Nhưng mặt khác, một thành phố rất khác có thể sẽ xuất hiện- Một nơi mà việc sử dụng đất đã thay đổi, nơi chúng ta có nhiều không gian sinh sống và làm việc chung hơn.”

Bà nghĩ rằng một London nhiều cây xanh và ít tắc đường hơn có thể lấy cảm hứng từ các thành phố như Copenhagen và Amsterdam.

London khó có khả năng sẽ rơi lại vào tình trạng ảm đạm như giữa những năm 1980. Nhiều khả năng nó vẫn sẽ thịnh vượng và có năng suất cao hơn những nơi còn lại của Vương quốc Anh.

Nó sẽ vẫn là thành phố có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất ở châu Âu đối với những người nhập cư có trình độ cao. Tuy nhiên, khả năng thu hút của nó có thể suy yếu dần.

Nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế Anh có thể sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng một quốc gia ít tập trung hoá hơn, nơi mà cơ hội được phân phát đồng đều hơn trên mọi khu vực, thì đó là tín hiệu tốt về lâu dài.

Vân Trần

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế