(NB&CL) Mặc dù có tốc độ tăng rất nhanh sau 2 năm đối mặt với đại dịch, thế nhưng, con số 3 triệu lượt khách quốc tế trong 11 tháng của năm 2022 chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.
Một năm hồi phục chưa được như kỳ vọng của ngành du lịch
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Điều này được chứng minh bằng con số hơn 18 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu từ ngành công nghiệp không khói vào thời điểm đó đạt 18,3 tỷ USD, tương đương 421.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam gần như tê liệt. Số du khách tới Việt Nam giảm tới hơn 90%, hàng chục nghìn công ty du lịch, cũng như các ngành nghề liên quan như nhà hàng, khách hàng, vận tải phá sản. Hàng triệu lao động trong ngành mất việc làm, hoặc phải chuyển sang công việc khác.
Quả thật, giai đoạn 2020 - 2021, ngành du lịch đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Cho tới khi Chính phủ mở cửa toàn bộ nền kinh tế, mở cửa du lịch, bắt đầu đón những du khách quốc tế đầu tiên vào ngày 15/3/2022, ngành du lịch mới thật sự thoát khỏi cơn “ác mộng”.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính tới hết tháng 11/2022, Việt Nam đón gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù có tốc độ tăng rất nhanh, thế nhưng, nếu so với con số 18 triệu lượt khách của năm 2019, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn một chặng đường rất dài để hồi phục.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, nhân dịp Tết Quý Mão 2023, ông Lê Thế Bình - Giám đốc Công ty lữ hành AV.X Travel chia sẻ: Năm Nhâm Dần 2022 được coi là năm khởi đầu thời hậu dịch, do đó, ngành du lịch vẫn cần có thời gian để thích nghi.
Theo ông Bình, thực tế, Việt Nam được đánh giá rất cao trên bản đồ du lịch thế giới, nhờ vào cả thiên nhiên - địa lý, lẫn bề dày lịch sử văn hóa. Thế nhưng, trong năm vừa qua, thế giới đã có rất nhiều biến động, như xung đột Nga - Ukraine, hay Trung Quốc vẫn áp dụng chương trình “zero-COVID”, đã khiến số lượng người tới từ các quốc gia này giảm hẳn.
“Trước dịch, Trung Quốc là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam, thế nhưng năm nay quốc gia này vẫn kiểm soát nghiêm dịch bệnh, nên số lượng du khách Trung Quốc tới Việt Nam không được như dự kiến”, ông Bình nói.
Dù vậy, theo ông Lê Thế Bình, sự phục hồi không được như kỳ vọng trong năm Nhâm Dần, không biết nên vui hay buồn.
Bởi lẽ, trong 2 năm dịch bệnh, số lượng người làm trong ngành du lịch nghỉ việc rất nhiều, hoặc họ chuyển sang bán bất động sản, bán bảo hiểm hay kinh doanh tự do. Cho tới thời điểm hiện tại, họ đã ổn định với công việc mới, nên nhiều người chưa sẵn sàng quay trở lại với du lịch.
“Trước dịch, công ty chúng tôi có khoảng 30 hướng dẫn viên quốc tế, khoảng trên dưới 100 người làm hướng dẫn viên quốc nội. Ở thời điểm hiện tại, cả hướng dẫn viên quốc tế, lẫn quốc nội chưa tới 20 người. Dù tôi đã chấp nhận tăng lương, thưởng, nhưng việc tuyển dụng lại rất khó”, ông Bình nói.
Do thiếu lực lượng lao động, nên việc ngành du lịch quốc tế hồi phục chậm, cũng giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị.
“Tháng 7, tháng 8 là giai đoạn cao điểm của du lịch nội địa, phải 99% các công ty du lịch đều trong tình trạng thiếu hướng dẫn viên. Do đó, dù có lượng khách rất đông, nhưng không dám nhận. Vậy nếu đặt trong bối cảnh, du khách quốc tế tăng đột biến, nhưng các doanh nghiệp không đủ nhân lực phục vụ, điều này không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, mà còn làm xấu bộ mặt du lịch quốc gia. Du khách quốc tế có thể lựa chọn quốc gia khác để đi nghỉ ngơi”, ông Bình nói.
Nhận định về ngành du lịch năm mới - năm Quý Mão, ông Bình khẳng định: Đây chính là thời điểm bứt phá.
“Dịch bệnh gần như được kiểm soát trên toàn thế giới, có thể Trung Quốc cũng sẽ bước vào giai đoạn mở cửa sau 3 năm đối mặt với dịch bệnh, nên ngành du lịch năm Quý Mão đang rất hứa hẹn để bứt phá. Và bản thân chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị trước để đón sóng”, ông Bình quả quyết.
6 giải pháp “chắp cánh” cho du lịch phát triển
Để hồi phục và bứt phá trong năm Quý Mão, ông Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch đã đề xuất 6 giải pháp.
Thứ nhất, ông Đức cho biết, sẽ chú trọng khai thác phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao như nghỉ dưỡng dài ngày. Trong đó, ưu tiên thu hút khách theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe bên cạnh nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch ẩm thực.
Mở rộng phát triển một số thị trường mới, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hằng năm tăng nhanh như Ấn Độ, Trung Đông; Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; Đổi mới, nâng cao chất lượng, tập trung nguồn lực cho một số phương thức, hoạt động xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm.
Thứ hai, về phát triển sản phẩm, ông Đức cho biết, sẽ ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, tăng cường trải nghiệm của khách du lịch. Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo (du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch thành phố). Đồng thời, tăng cường công tác quản lý điểm đến, các khu vực động lực du lịch. Cân bằng phát triển xanh và phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba, trong lĩnh vực xây dựng nguồn nhân lực du lịch, ông Đức chia sẻ thêm, sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã xảy ra sự mất cân đối và thiếu hụt lao động trong ngành du lịch.
Do đó, ông Đức cho rằng, thời gian tới, ngành du lịch sẽ tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề, có tính chuyên nghiệp cao; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý.
Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch am hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước.
Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao.
“Có thể thấy, thời gian qua đã có những tập đoàn đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch tạo diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam. Đây là yếu tố cần được khuyến khích và nhân rộng”, ông Đức nhấn mạnh.
Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch là một yếu tố quan trọng. Cơ quan quản lý du lịch chủ động chuyển đổi số các nền tảng dữ liệu du lịch, xây dựng các hệ thống điều hành du lịch hiệu quả như cổng thông tin điện tử, ứng dụng du lịch thông minh, mô hình quản lý điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch…
Thứ sáu, ông Đức cho biết sẽ đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, điểm đến để có sản phẩm đa dạng hóa. Bên cạnh liên kết giữa các doanh nghiệp với hàng không và đối tác để có sản phẩm mang tính trải nghiệm cao, giá cả phù hợp.
Để nắm bắt được thời cơ, bứt phá và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới, ông Đức khẳng định, ngành Du lịch rất cần sự ủng hộ, phối hợp đồng bộ của các Bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác và người dân để sớm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những nước du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.