Một năm kinh tế "buồn", kim ngạch xuất nhập khẩu và FDI vẫn "tỏa sáng"

Thứ hai, 01/11/2021 10:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 10 tháng qua, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận một số tín hiệu tích cực, như kim ngạch xuất khẩu, vốn FDI tăng trưởng ấn tượng.

Trong suốt 10 tháng chịu tác động bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, trong quý III/2021, lần đầu tiên, tốc độ tăng trưởng GDP ghi nhận mức âm, giảm 6,17%.

Dù vậy, hàng loạt các tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước đều đánh giá, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế rất tiềm năng, vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.

mot nam kinh te buon kim ngach xuat nhap khau va fdi van toa sang hinh 1

Trong 10 tháng qua, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận một số tín hiệu tích cực, như kim ngạch xuất khẩu, vốn FDI tăng trưởng ấn tượng.

Trong 10 tháng của năm 2021, dù chỉ tiêu tăng trưởng chưa đạt được kế hoạch do Quốc hội và Chính phủ đề ra, thế nhưng, nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận một số tín hiệu tích cực, như kim ngạch xuất khẩu, vốn FDI tăng trưởng ấn tượng, tổng mức bán lẻ tăng mạnh sau giai đoạn hậu giãn cách;...

Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký nước ngoài (FDI) đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước tính trong tháng 10 đạt hơn 510 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Hiện có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%.

Về chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP), tính chung 10 tháng qua, IIP tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn tốc độ tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020. 

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%,...

Một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: kim loại tăng 25,1%; xe có động cơ tăng 12,5%; than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10,5%; dệt tăng 7,8%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 6,4%; trang phục và hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu cùng tăng 5,1%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,3%.

Ngoài dấu ấn của FDI và kim ngạch xuất nhập khẩu, hiện nay, số doanh nghiệp thành lập mới đang có xu hướng tăng rất nhanh. Trong tháng 10/2021, cả nước có 8.233 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 108.600 tỷ đồng, tăng 111,2% về số doanh nghiệp, tăng 73,9% về vốn đăng ký so với tháng 09/2021.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới mới được tổ chức vào cuối tuần trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã phục hồi trở lại và có nét khởi sắc trong tháng 10 do đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và từng bước mở cửa nền kinh tế. 

Đặc biệt, tổng cầu phục hồi mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 18%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,81%. Điều này cho thấy khó khăn hiện tại chỉ mang tính thời điểm; yếu tố cơ bản là tiềm năng, lợi thế, động lực mới cho phát triển dài hạn và nền tảng vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam vẫn là nổi trội, ổn định và vững chắc

Thủ tướng nhấn mạnh 6 định hướng chính sách quan trọng của Việt Nam. Thứ nhất, phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội. 

Thứ ba, triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là các dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc gia…có tác động lan toả, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. 

Thứ tư, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 

Thứ năm, nâng cao chất lượng thể chế đồng bộ, hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế, là điều kiện tiên quyết, một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước 10 năm tới.

 Thứ sáu và là yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực nhằm phát huy tối đa nguồn lực quan trọng nhất là con người Việt Nam với tư cách vừa là chủ thể và là mục tiêu cao nhất của sự phát triển. 

Song song với đó, Việt Nam ưu tiên thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực tự chủ của nền kinh tế phù hợp với những điều chỉnh sau đại dịch Covid-19.

Trên cơ sở các định hướng phát triển của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp thực hiện chủ trương phục hồi sản xuất an toàn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất để đảm bảo đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng; đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên và có nhiều ưu đãi đặc biệt.

Đơn cử một số ngành như công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo; xây dựng kết cấu hạ tầng và các dự án phục vụ an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu – phát triển, đổi mới sáng tạo và đóng góp đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô