Một năm sóng gió với các Quỹ đầu tư quốc gia

Thứ hai, 08/06/2020 10:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch bệnh mang lại cơ hội mua tài sản với giá hời cho các Quỹ đầu tư quốc gia, nhưng khó khăn cũng song hành. Các quỹ đầu tư quốc gia Vùng Vịnh được dự đoán sẽ trải qua một đợt "mất mát nhẹ" khoảng hơn 300 tỷ USD. Tạp chí hàng đầu Economist đã có bài phân tích về vấn đề này.

Rình cơ hội thâu tóm tài sản giá hời

Hai tuần một lần, Kirill Dmitriev, giám đốc của Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF), gọi điện qua ứng dụng Zoom để nói chuyện với 15 cộng sự của mình từ khắp nơi trên thế giới.

Các cuộc gọi trong nhiều tiếng đồng hồ thường đem lại những “mỏ” thông tin quý giá, cả về tình trạng dịch bệnh và về các thị trường tài chính.

Dmitriev nói rằng ông đã sớm bị thuyết phục bởi nhận định cho rằng dịch bệnh  bùng phát sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

RDIF (Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga) quản lý 50 tỷ USD trên danh nghĩa nhà nước Nga, đã đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin. Quỹ này cũng đã cấp tiền mặt cho các liên doanh tư nhân như uchi.ru, một nền tảng giáo dục trực tuyến, và ivi.ru, Netflix của nước Nga.

Phân bố tài sản các quỹ đầu tư quốc gia lớn trên thế giới. Ảnh: Prequin

Phân bố tài sản các quỹ đầu tư quốc gia lớn trên thế giới. Ảnh: Prequin

Trong khi đó các quỹ đầu tư quốc gia khác, như là Quỹ đầu tư Các tiểu vương Quốc Ả rập thống nhất (PIF), đã tranh thủ các món hời trên thị trường chứng khoán. Trong ba tháng đầu năm, PIF đã bỏ ra 8 tỷ USD để mua cổ phần của các công ty bao gồm Boeing và Uber.

Hơn 90 Quỹ Đầu tư Quốc gia trên thế giới (SWFs) đã tạo dựng được tầm ảnh hưởng đáng kể trên các thị trường trong hơn hai thập kỷ qua. Cùng nhau, những quỹ này quản lý tổng tài sản hơn 8.000 tỷ USD, tương đương khoảng 10% GDP toàn cầu.

Sự suy thoái mở ra cho họ một cơ hội. Việc miễn nợ phải trả gây áp lực cho các công ty bảo hiểm hoặc các quỹ lương hưu; đó là cơ hội cho SWFs vì họ là những nhà đầu tư cực kỳ kiên nhẫn, và có thể  đón lấy món hời nhanh như chớp giật.

Tuy nhiên, đại dịch cũng đem đến nhiều căng thẳng. Chính phủ các nước đang cố gắng cứu vãn sự sụp đổ của nền kinh tế bằng cách khuyến khích các Quỹ đầu tư Quốc gia đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư, dù dòng tiền từ dầu mỏ và thu nhập từ hàng hoá đang kiệt quệ. Những áp lực này có thể dẫn đến việc các Quỹ sẽ thay đổi cách thức họ đầu tư.

Những quốc gia giàu tiền mặt vẫn duy trì việc dự trữ một lượng lớn ngoại tệ trong vốn góp chung kể từ những năm 1950, khi Kuwait khởi động dự án Quỹ này.

Các SWFs hoạt động bao giờ cũng có hai mục tiêu: Một là vận hành trôi chảy chính sách tiền công, bằng cách phát hành tiền mặt khi xảy ra biến cố, và hai là chuyển giao tài sản cho các thế hệ sau, trong trường hợp bất trắc xảy ra (hoặc dầu mỏ cạn kiệt).

Những Quỹ đầu tư Quốc gia này lớn mạnh nhanh chóng trong những năm 2000, khi “cơn khát” nguyên liệu thô và các hàng hoá khác của Trung Quốc đã nuôi lớn khoản thặng dư ở các quốc gia dầu mỏ và những nước đứng đầu về xuất khẩu; và cả trong những năm 2010, khi các quỹ này công bố thu về khoản lợi nhuận khổng lồ.

Theo một nguồn tin thân cận của quỹ PIF cho hay, kể từ năm 2015, quỹ này đã thu về các khoản lợi nhuận gần gấp đôi mục tiêu đề ra mỗi năm là 4-5%.

Khó khăn từ áp lực của chính phủ

SWFs đã gần như an toàn vượt qua được sự thua lỗ trên thị trường năm nay. Hầu hết các quỹ luôn mập mờ trong công bố thống kê, nhưng theo tính toán của Javier Capapé từ Đại học IE chia sẻ với tạp chí Economist thì 15 quỹ lớn nhất, chịu trách nhiệm khoảng 80% các giao dịch, cho tới nay đã thiệt hại 62 tỷ USD trong phần vốn cổ phần công.

Dịch bệnh mang lại cơ hội mua tài sản với giá hời cho các Quỹ đầu tư quốc gia, nhưng khó khăn cũng song hành. Ảnh: Satoshi Kambayashi/Economist

Dịch bệnh mang lại cơ hội mua tài sản với giá hời cho các Quỹ đầu tư quốc gia, nhưng khó khăn cũng song hành. Ảnh: Satoshi Kambayashi/Economist

Dù vậy, hai phần ba trong số đó thuộc về Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc, thông qua nó Bắc Kinh sở hữu các cổ phần thuộc nhóm bốn ngân hàng hàng đầu.

Các quỹ lớn khác cũng không tránh khỏi thua lỗ nhưng ít hơn một phần ba thua lỗ từng chịu trong năm 2008. Khi giá cả tài sản đạt đỉnh điểm vào đầu năm 2019, nhiều quỹ đã bắt đầu dự trữ tiền mặt nhiều hơn thông thường.

Angela Rodell, người điều hành quỹ thường trực Alaska (APF) nói rằng, sự điều chỉnh này có vẻ như được tiến hành rất đúng thời điểm. Các nhà quản lý đưa ra mức giá sàn cổ phiếu đã giúp ích không nhỏ cho việc này.

Chính phủ các nước đã mở gói kích thích kinh tế trị giá 3,8% GDP toàn cầu, nhiều hơn gấp hai lần vào năm 2008. Tuy nhiên các quỹ đầu tư quốc gia cũng đã dần khôn ngoan hơn.

Lần thua lỗ họ từng nhận phải vào năm 2008 đã buộc họ phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm, điều đó khiến cho nó có thể thích nghi mọi hoàn cảnh.

Một số quỹ từng chỉ hướng tới tới những tòa nhà hào nhoáng và các câu lạc bộ bóng đá thi nay đã thuê được một lực lượng chủ ngân hàng đầu tư nhằm giúp họ đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn.

PIF đang ngày càng lớn mạnh, con số 40 nhân viên vào năm 2016 tới bây giờ đã là 700. Các thị trường giờ đây đang chào mời các cơ hội mua vào.

SWFs từ trước đến nay đều tuân thủ sát sao “mục tiêu phân bổ”, cái mà cho thấy họ có thể đầu tư bao nhiêu trong tổng tài sản của mình vào một loại chứng khoán nhất định. 

Thời điểm mà cổ phiếu niêm yết bị đổ sông đổ bể vào tháng Ba, các quỹ đầu tư quốc gia đã gấp rút mua thêm.

Na Uy có kế hoạch chi tiêu kỷ lục 420 tỷ kroner (41 tỷ USD) tài sản dầu mỏ trong năm nay để vượt qua suy thoái COVID-19 tàn khốc. Ảnh: AFP

Na Uy có kế hoạch chi tiêu kỷ lục 420 tỷ kroner (41 tỷ USD) tài sản dầu mỏ trong năm nay để vượt qua suy thoái COVID-19 tàn khốc. Ảnh: AFP

Những chênh lệch mua-bán - chênh lệch giữa giá cả các nhà đầu tư muốn mua và bán - được mở rộng, nhưng lượng giao dịch vẫn được duy trì, theo Yngve Slyngstad, người điều hành Quỹ lương hưu Nauy - Toàn cầu (GPFG) trị giá 1.000 tỷ USD, quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, sở hữu 1,5% tổng số cổ phiếu được phát hành trên thế giới, cho hay.

Những giao dịch gần đây của Quỹ đầu tư công PIF bao gồm một khoản vốn cổ phần ở công ty Carnival, một công ty điều hành du thuyền (giá cổ phiếu của họ từng nhảy vọt tới 30% khi vốn cổ phần được tiết lộ vào tháng Tư). 

Những quỹ khác đều đặt cược vào chứng khoán Trung Quốc, hoặc các tài sản do tư nhân nắm giữ. James Burdett tới từ công ty luật Baker McKenzie, đã chứng kiến một quỹ hoàn thiện nền tảng đầu tư bất động sản trị giá hàng trăm triệu USD trong nhiều tuần lễ phong toả. Tuy vậy, tham gia vào các thị trường tư nhân cũng mang lại nhiều rủi ro.

Những năm gần đây, các quỹ đầu tư quốc gia đã xâm nhập vào những tài sản khó thanh lý đó. Ở đâu xuất hiện chứng khoán, ở đó xuất hiện tài sản chưa niêm yết. Giá trị tài sản luôn thay đổi.

Matt Whineray thuộc Quỹ hưu bổng New Zealand vốn sở hữu nhiều nông trại và rừng nói rằng phạm vi giá cả của những tài sản này giờ đây đang ngày càng mở rộng ra hơn. Mức lãi suất thấp có thể khiến cho giá cả tăng cao, nhưng các nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn, nên mức giá lại bị kéo xuống. 

Quỹ đầu tư quốc gia 941 tỷ đô la của Trung Quốc tìm kiếm các tài sản ổn định trong bối cảnh Covid-19. Ảnh: alarabiya

Quỹ đầu tư quốc gia 941 tỷ đô la của Trung Quốc tìm kiếm các tài sản ổn định trong bối cảnh Covid-19. Ảnh: alarabiya

Một mối đe dọa khác lớn hơn tới từ các chính phủ. Các Quỹ hợp tác vùng vịnh tiết lộ họ từng được yêu cầu giúp đỡ bằng các gói cứu trợ liên quan tới Covid. Một nhà quản lý tài sản nói rằng các quỹ Châu Á từng bị ép buộc phải bán tống bán tháo nhiều tài sản của mình.

Quỹ quốc gia của Na uy tính tới việc cung cấp một số tiền mặt trị giá 4,8% tài sản của họ, cao hơn giới hạn 3% như thường lệ, cho kho bạc công trong năm 2020.

Quỹ sản lượng nông nghiệp (APF) được chính phủ Mỹ lên kế hoạch thu hồi 3,1 tỷ USD (khoảng 5% tổng giá trị tài sản) đang phải chịu áp lực trong việc ủng hộ các doanh nghiệp gặp khó khăn đồng thời chi trả ba phần cổ tức cho các công ty Alaska năm nay.

Thay vì chú trọng vào các khoản tiết kiệm dài hạn, khối Hợp tác Vùng vịnh vốn quan tâm tới tỷ lệ tín dụng, đã phải vay nợ hàng tỷ đô la, theo Jihad Azour, cựu bộ trưởng tài chính của Lebanon hiện nay thuộc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.

Tuy nhiên, cơn khủng hoảng càng kéo dài thì nhu cầu càng nhiều lên và cám dỗ lại càng lớn. Sức ép đè nặng lên các quỹ đầu tư quốc gia đang trở nên càng tồi tệ hơn bởi những thiệt hại về doanh thu.

Đại dịch kéo dài sẽ gây thiệt hại không nhỏ

Quỹ quốc gia Na Uy, vốn mong chờ sẽ thu được từ dầu mỏ số tiền trị giá 2,5% số tài sản hộ đã bỏ ra cho đợt khủng hoảng, sẽ phải chứng kiến khoản thu này giảm xuống còn 1%. Điều này biểu đạt cho dòng tiền xuất ra ròng trong năm 2020, tình trạng mà theo mô tả của ông Slyngstad, là một trường hợp “bất thường”.

Các quỹ đầu tư quốc gia Vùng vịnh được dự đoán sẽ trải qua một đợt "mất mát nhẹ" khoảng hơn 300 tỷ USD (chừng 15% tổng tài sản của họ) trong năm 2020.

Áp lực từ các khoản thu/chi có thể thay đổi cách thức đầu tư của các quỹ. Max Castelli của Ngân hàng liên minh Thuỵ Sĩ ước đoán rằng các quỹ đầu tư quốc gia sẽ phải công bố lợi nhuận danh nghĩa từ 6-8% để tránh khỏi việc quỹ này bị thu hẹp quy mô trong những năm tới. Tăng trưởng chậm cộng thêm với mức lãi suất thấp đặt lên vai các quỹ một trọng trách nặng nề.

Mahmoud Mohieldin của Liên hợp quốc, người từng cân nhắc việc thiết lập một quỹ đầu tư Quốc gia cho Ai Cập vào những năm 2000, cho rằng, “Nếu lợi nhuận không đủ, chúng ta sẽ chứng kiến một đợt thanh khoản tài sản”.

Lợi nhuận cũng có thể bị biến động nếu như các quỹ đầu tư quốc gia được khuyến khích đầu tư nhiều hơn trong nước, khiến cho danh mục đầu tư kém đa dạng hơn.

Các quỹ lớn cũng có thể trở thành những nhà đầu tư nắm thế chủ động hơn. Dựa vào quy mô, nhiều quỹ có xu hướng sử dụng “phương pháp tiếp cận cốt lõi/vệ tinh”. Phương pháp này phân bổ hầu hết các tài sản thành các quỹ chỉ số chi phí thấp và sử dụng đầu tư chủ động để bảo vệ danh mục đầu tư của họ khỏi những rủi ro dài hạn, dù chỉ với một xác suất rất nhỏ, như biến đổi khí hậu.

Nhu cầu tăng lợi nhuận sẽ đòi hỏi đầu tư chủ động nhiều hơn. Mặt khác, ít ra thì các quỹ đầu tư quốc gia đang dẫn đầu xu thế. Kể từ năm 2014, một phần năm số vốn đầu tư mạo hiểm của họ đã được dùng để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe - nhu cầu cho mục đích đó giờ đây đang không ngừng gia tăng.

Mai Bùi

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h