(CLO) Khả năng một chiếc thuyền bị chìm trong những tuần gần đây với 180 người Hồi giáo Rohingya có thể khiến năm 2022 trở thành một trong những năm chết chóc nhất trên biển đối với cộng đồng này.
Gần 1 triệu người Rohingya từ Myanmar đang sống trong các trại tị nạn đông đúc ở Bangladesh, nơi có đa số người theo đạo Hồi. Trong đó có hàng chục nghìn người đã rời bỏ quê hương sau khi quân đội Myanmar tiến hành các cuộc trấn áp vào năm 2017.
Số lượng người Rohingya rời Bangladesh bằng thuyền trong năm nay đã tăng hơn 5 lần so với một năm trước đó, lên gần 2.400 người - theo các nhóm nhân quyền ước tính. Không rõ liệu việc dỡ bỏ các hạn chế COVID ở Đông Nam Á có dẫn đến tình trạng người di cư Rohingya đổ xô đến đây hay không.
Ở Myanmar, hầu hết người Rohingya bị coi là những người nhập cư bất hợp pháp từ các nước Nam Á. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết họ lo ngại rằng một chiếc thuyền ra khơi vào cuối tháng 11 đã mất tích, với tất cả 180 người trên tàu được cho là đã thiệt mạng trên biển.
UNHCR cho biết con tàu có thể đã gặp trục trặc vào đầu tháng 12 trước khi mất liên lạc. Họ nói thêm rằng không rõ con thuyền bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, 3 người đàn ông Rohingya, trong đó một người có các thành viên gia đình trên con tàu này, cho biết nó khởi hành từ Bangladesh.
Sayedur Rahman, 38 tuổi, trốn sang Malaysia năm 2012 từ Myanmar, cho biết vợ và ba con của anh nằm trong số những người mất tích trên tàu. "Năm 2017, gia đình tôi đến Bangladesh để cứu họ. Nhưng giờ họ đã biến mất... Tôi hoàn toàn suy sụp... Người Rohingya chúng tôi bị bỏ mặc cho đến chết... trên đất liền, trên biển. Ở khắp mọi nơi".
Mới đây, nhà chức trách Thái Lan cho biết bốn phụ nữ và một người đàn ông đã được tìm thấy trôi nổi gần đảo Surin của Thái Lan và một phụ nữ khác tại đảo Similan và đã được ngư dân cứu sống. Các nhà chức trách vẫn chưa xác nhận danh tính của họ.
Gần 200 người Rohingya được cho là đã chết hoặc mất tích trên biển trong năm nay. Đây là một trong những năm tồi tệ nhất sau năm 2013 và 2014, khi lần lượt 900 và 700 người Rohingya chết hoặc mất tích ở Biển Andaman và Vịnh Bengal khi họ chạy trốn khỏi bạo lực.
Bangladesh đã từng bắt giữ những kẻ buôn lậu người. Quốc gia đông dân này cũng đã yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp giảm bớt gánh nặng cho quá nhiều người tị nạn.
Chris Lewa, giám đốc Dự án Arakan hoạt động để hỗ trợ người Rohingya, nói rằng một chiếc thuyền trôi dạt khác trong nhiều tuần sau khi rời Bangladesh chở gần 200 người cũng đã cập bến tỉnh Aceh của Indonesia vào tối thứ Hai vừa rồi, với phần lớn đang trong tình trạng nguy kịch.
Khoảng 57 người Rohingya khác đã đến Aceh vào Chủ nhật sau gần một tháng trôi dạt. Ngoài ra, hai chiếc thuyền khác chở tổng cộng 230 người Rohingya đã cập bờ biển Aceh vào tháng trước. Trong tháng này, hải quân Sri Lanka cũng đã cứu được 104 người Rohingya trên biển.
"Cuộc sống trong trại tị nạn đầy bất ổn, không có hy vọng rằng họ có thể sớm trở về nhà", Mohammed Imran, cựu lãnh đạo cộng đồng người Rohingya, người đã trở về Bangladesh từ Malaysia, đau buồn chia sẻ.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Ít nhất 42 người, bao gồm 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ tấn công bằng súng tại quận Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan vào thứ Năm (21/11).
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích vào Dải Gaza khiến gần 90 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em đang ngủ, sau khi Mỹ một lần nữa phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu ngừng bắn.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.