Một ngày với Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Thứ ba, 29/09/2020 14:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước - anh Phan Minh Hoàng có nhiều năm làm Giám đốc Đài PTTH tỉnh luôn là người say mê khám phá, làm phóng sự, phim tài liệu và cũng nhiều lần đoạt giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc.

Anh bảo: "Nếu lên Bình Phước anh sẽ làm “Hướng dẫn viên” đi khám phá Bù Gia Mập, một địa danh giáp biên giới Việt Nam - Campuchia"

Có một địa chỉ vàng dưới tán rừng già Bù Gia Mập...

Không hẹn trước nhưng kỹ sư lâm sinh Kiều Đình Tháp - Giám đốc Trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập (VQGBGM) sau khi nghe đề nghị của chúng tôi, tìm hiểu về một ký ức lịch sử hồi chiến tranh và của Vườn hiện tại vẫn vui vẻ tự giới thiệu:

- Quê Quốc Oai, trở thành kỹ sư lâm sinh, gắn bó với rừng Bù Gia Mập 16 năm, anh đã thân thuộc từng vạt rừng, từng xóm buôn, biết tiếng đồng bào Mơ Nông, Stiêng, hiểu sâu về muông thú, cây rừng và cả những giá trị lịch sử… Mấy năm nay đảm đương thêm dịch vụ du lịch, anh lại có cơ hội để tìm hiểu…

Cây rừng trong vườn quốc gia.

Cây rừng trong vườn quốc gia.

Sau khi tham quan Nhà bia di tích được xây nơi bìa rừng, chúng tôi đi sâu vào rừng rậm chừng 5km nữa, ở tọa độ 12 độ 8 phút 65 giây mới gặp tấm bia nhỏ, điểm cuối của đường ống dẫn xăng dầu huyền thoại. Dấu tích còn lại không nhiều ngoài tấm bia đá ghi: "DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN - Điểm cuối tuyến đường ống xăng dầu từ miền Bắc vào Đông Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Kinh độ 107 độ 9 phút 98 giây E. Vĩ độ 12 độ 8 phút 65 giây N". Lịch sử ghi lại: Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người gợi ý xây dựng tuyến đường ống này và được khởi công tháng 4/1968 với mật danh “Công trường thủy lợi 1”. Đến năm 1972, tuyến đường ống đã qua cả Đông và Tây Trường Sơn và dẫn được 12.800 mét khối xăng dầu. Ngày 20/1/1975, vươn tới Bu Prang (Tuy Đức - Đắc Nông), 1/3/1975 tới Bù Gia Mập phục vụ ngay Chiến dịch Hồ Chí Minh. Toàn tuyến dài 4.990km, có 101 kho chứa, 114 trạm bơm đẩy. Trong 7 năm đã cung cấp cho các chiến trường 5,5 triệu mét khối xăng, dầu. Tổng cộng có 4 trung đoàn tham gia xây dựng và vận hành, bảo vệ tuyến. Đây là một trong những kỳ tích đến mức như huyền thoại của nhân loại thế kỷ 20, góp phần quyết định Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Những người Mơ nông bảo vệ rừng.

Những người Mơ nông bảo vệ rừng.

Và câu chuyện hôm nay

Phó Giám đốc VQGBGM Cao Ngọc Long giới thiệu:

- Vườn rộng 25.601,18ha, được phân ra thành 29 tiểu khu, dưới sự quản lý của 10 trạm. Đây là rừng đầu nguồn có nhiệm vụ trữ, cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ, Cầu Đơn, Sork Phu Miêng… Hồ chứa nước Phước Hòa… bảo vệ hệ động, thực vật vô cùng quý hiếm. Tuy vậy, Vườn chỉ có 36 người, bình quân 30ha mỗi người. VQGBGM sở dĩ luôn hoàn thành nhiệm vụ, cái chính là nhờ chính sách khoán trông nom, bảo vệ…

Bên bia di tích điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu thời chống Mỹ.

Bên bia di tích điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu thời chống Mỹ.

Kỹ sư Kiều Đình Tháp với 16 năm gắn bó với Vườn rất tận tình trong cuộc khám phá của chúng tôi, nhờ anh, những thông tin tăng dần… VQGBGM hiện có 1.117 loài thực vật trong đó nhiều cây họ đậu quý hiếm như cẩm lại, gõ đỏ, kim giao, trầm hương, giáng hương và cho đến nay đã ghi danh được 280 cây thuốc quý… Động vật thì thật sự phong phú và quý hiếm: Vườn là nơi sinh sống của 400 loài động vật. Riêng các loài thú có khoảng 105 thì 30 trong số đó được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chim có gần 250 loài, có 10 loài bị đe dọa tuyệt chủng như niệc mỏ vằn, gà lôi hồng tía, gà tiền mặt đỏ, gà so cổ hung, dù dì phương đông, hồng hoàng… Bò sát có 70 loài, trong đó có 16 loài được ghi trong sách đỏ… Thật quý giá, Vườn hiện nay vẫn là nơi sinh sống an bình của các loài động vật hoang dã quý hiếm, nhiều loài được ghi trong sách đỏ: Gấu chó, báo gấm, sói lửa, bò tót, voi. Động vật thuộc bộ linh trưởng cũng nhiều: Khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài, khỉ mặt đỏ, voọc ngũ sắc, vượn đen má vàng… Có câu “tiền rừng bạc bể‘’ là thế… Khi được hỏi, trong nhiều năm qua, VQGBGM không những làm rất tốt công tác bảo vệ mà còn có nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị, Phó Giám đốc Cao Ngọc Long khẳng định: Do huy động được sự vào cuộc của cộng đồng. Cụ thể là rừng được giao khoán bảo vệ cho người dân. Dân ở đây là đồng bào các dân tộc S.tiêng, Mơ Nông từ bao đời gắn bó với rừng…

Làm việc với Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Làm việc với Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Bây giờ VQGBGM cũng đã đẩy mạnh việc đón các hoạt động du lịch trải nghiệm. Mấy năm gần đây, năm nào nơi này cũng đón khoảng 2.000 khách, góp phần giáo dục cộng đồng và truyền thông về sự kỳ vĩ nơi này…

Kỹ sư Kiều Đình Tháp giới thiệu bảo vệ linh trưởng.

Kỹ sư Kiều Đình Tháp giới thiệu bảo vệ linh trưởng.

Trong rừng già, chiều xuống nhanh, cũng là thời điểm thú rừng đi ăn đêm, chúng tôi chia tay những người dân đang lặng lẽ làm nhiệm vụ, chia tay anh Long, anh Tháp để trở ra huyện lỵ Bù Gia Mập khỏi muộn và cũng tránh làm xáo trộn sự bình yên vốn có của rừng.

Bù Gia Mập đêm 27/9

                                                                        Hữu Minh

Tin khác

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo
Tạo môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động

Tạo môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động

(CLO) Chiều 17/4, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động”. Hội thảo đóng góp nhiều ý kiến, trong đó có việc đổi mới trong xây dựng văn hóa, tinh thần cho người lao động, từ đó tránh xa tín dụng đen và tệ nạn xã hội.

Nghề báo