Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
Theo dõi báo trên:
Đầu năm 2022, nhằm phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch COVID-19, Quốc hội và Chính phủ đã có chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, với gói hỗ trợ lớn chưa từng có, lên tới 350.000 tỷ đồng.
Sau hơn 2 tháng triển khai, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một số chính sách hiện giờ vẫn còn đang nằm trên giấy, các đối tượng cần hỗ trợ vẫn đang mòn mỏi chờ hướng dẫn.
Chương trình phục kinh tế - xã hội liệu có lỗi thời
Tại Diễn đàn Đầu tư - Kinh doanh “Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp” diễn ra vào sáng 25/3, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã đến kịp lúc, sau 2 năm Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.
Đặc biệt hơn nữa, trong bối cảnh chương trình này ra đời, thế giới đã có nhiều sự kiện bất ngờ, không thể dự đoán từ trước. Đơn cử như các quốc gia phát triển thắt chặt các chương trình hỗ trợ, hoặc mới đây là chiến sự tại Ukraine. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới kinh tế thế giới.
“Năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới phải đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là các sản phẩm nhiên, nguyên vật liệu. Thế nhưng, sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, kèm theo đó là các lệnh trừng phạt chưa từng có giữa phương Tây và Nga đã khiến tình trạng đứt gãy này trở nên tồi tệ hơn”, TS Võ Trí Thành nói.
Mặc dù Nga và Ukraine không phải là đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam, nhưng chiến sự Ukraine lại tác động gián tiếp tới yếu tố trong kinh tế. Trong đó, lạm phát là mối nguy lớn nhất.
“Thực tế, năm ngoái, Việt Nam đã đối mặt với áp lực lạm phát. Thế nhưng, năm 2022, áp lực lạm phát này lớn hơn nhiều, ngoài ảnh hưởng từ địa chính trị, Việt Nam còn phải đối mặt với lạm phát sau các chương trình phục hồi kinh tế”, ông Thành nói.
Đồng tình với nhận định này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Khi xây dựng chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, Việt Nam đã xây dựng nhiều kịch bản và tính đến một số bất ổn có thể xảy ra, ngoài đại dịch COVID-19.
Theo ông Hiếu, thực tế, chiến sự tại Ukraine được coi là một yếu tố bất ổn không được dự báo từ trước. Khi xây dựng chương trình phục hồi, sự bất ổn tại quốc gia này cũng chưa được tính toán đến. Tuy nhiên, các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chương trình phục hồi đã có một số giả thuyết tương tự. Từ đó, các đơn vị làm chương trình phục hồi sẽ có những giải pháp đối phó với tình cảnh đó.
Một số quan điểm cho rằng, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ thông qua đang có nguy cơ lỗi thời, khi thế giới đang có nhiều biến động khôn lường.
Không đồng tình với nhận định này, ông Phan Đức Hiếu khẳng định, chương trình phục hồi không hề lỗi thời. Vì trong chương trình này, Chính phủ đã có giải pháp trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, thì kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, đảm bảo kinh tế vĩ mô.
“Công bằng mà nói, ảnh hưởng của chiến sự Ukraine đối với kinh tế Việt Nam tương tự sự tác động của đại dịch COVID-19 trong năm 2 qua. Chúng đều tạo ra đứt gãy chuỗi cung ứng, đều khiến chi phí đầu vào tăng, đe dọa kinh tế vĩ mô. Chỉ khác, chiến sự tại Ukraine có sự cộng dồn với ảnh hưởng với nền tảng đại dịch đã sẵn có, khiến quy mô, tác động lớn hơn. Do đó, các chương trình phục hồi vẫn rất thời sự”, ông Hiếu khẳng định.
Một số chính sách hiện giờ vẫn còn đang nằm trên giấy
Trên thực tế, 4 gói hỗ trợ trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội được thiết kế để phá giải những tác động hậu COVID-19, như đứt gãy chuỗi cung ứng, hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc, hỗ trợ đầu tư công,...
Khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, các tác động tiếp tục gây ra áp lực cho việc đảm bảo nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy, các chương trình phục hồi kinh tế - xã hội ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
“Không thể phủ nhận rằng, ngay cả Thủ tướng Chính phủ cũng đang rất sốt ruột, chờ đợi các hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế. Trong 2 tháng sau khi ban hành, Thủ tướng đã có có 2 công điện khẩn yêu cầu triển khai các chương trình này”, ông Hiếu cho biết.
Thực tế, một số chính sách trong chương trình phục hồi được thực thi từ rất sớm, như chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 2%. Chính sách này không chỉ giúp người dân bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt, mà nó còn giúp nhiều doanh nghiệp giảm gánh nặng về tài chính. Bởi, bản thân các doanh nghiệp cũng là một người tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có nhiều chính sách cho tới nay vẫn đang nằm trên giấy. Ngay cả khi chương trình phục hồi đã được thông qua 2 tháng, nhiều chính sách vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, chờ được triển khai.
Như vậy, ông Phan Đức Hiếu thẳng thắn bày tỏ quan điểm, một số chính sách không làm kịp thời đã làm giảm hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.
Ông Hiếu lấy ví dụ, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, nếu đặt trong bối cảnh 2 tháng trước, việc triển khai chính sách rất cần thiết, vì doanh nghiệp nào cũng thiếu hụt lao động. Nếu có chính sách này sẽ là một động lực kéo lao động đi làm trở lại.
“Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhưng nó không còn cấp thiết như 2 tháng trước. Điều này cho thấy, nếu chính sách này được thông qua trong thời điểm này, hiệu quả cũng có nhưng không nhiều”, ông Hiếu khẳng định.
Bên cạnh đó, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội con còn chia sẻ, hiện nay, một số doanh nghiệp đang sợ hãi trước các chương trình phục hồi kinh tế- xã hội. Họ sợ khi triển khai bị sai, dẫn tới bị phạt. Từ đó, tạo thành áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, ông Hiếu nhận mạnh, việc tổ chức triển khai chính sách không tạo ra hiệu ứng ngược, đây là điều rất quan trọng.
Cuối cùng, vấn đề theo ông Hiếu là chưa được đó là sự thiếu bình đẳng, nhất quát việc triển khai chính sách hỗ trợ giữa địa phương này với địa phương khác. Điều này tạo ra tâm lý méo mó trong cộng đồng doanh nghiệp.
“Hiện nay có hiện tượng, doanh nghiệp của địa phương này được nhận hỗ trợ hơn địa phương kia, được nhận thông tin nhiều hơn, từ đó tạo ra sự méo mó trong chính sách. Vì vậy, tôi cho rằng việc thực thi chính sách cần nhất quán đi kèm theo đó là sự cấp thiết, để tạo ra sự minh bạch, công bằng”, ông Hiếu nói.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất trong tháng 12/2024.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định) và Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).
(CLO) Sở Xây dựng Hải Dương dự kiến tổng ngân sách để thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.