GDP của Ukraine tăng 4%
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
Theo dõi báo trên:
Vài năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Thực tế, các chính sách này đã mang lại một số thành quả nhất định.
Đơn cử, tính tới tháng 5/2022, Việt Nam hiện đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động.
Tuy nhiên, hiện nay, các chuyên gia đều đánh giá, ngành công nghiệp hỗ trợ đều chưa phát triển tương xứng. Mỗi ngành nghề đều có những khó khăn và thách thức riêng cản trở sự phát triển của ngành.
Vì lẽ đó, trong thời gian qua, các Hiệp hội và nhiều doanh nghiệp đã đưa ra hàng loạt giải pháp, kiến nghị gửi Chính phủ xem xét, nhằm đưa công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Khó khăn: Theo ông Trương Văn Cẩm - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS): Bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may ngày càng tăng, nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong đó, các nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất dệt may đều bị phụ thuộc vào Trung Quốc, như bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày,...
Sở dĩ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may vẫn còn đang gặp khó khăn do một số địa phương chưa mặn mà với việc phát triển các dự án dệt, nhuộm, do lo ngại gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, việc đầu tư, phát triển cho việc sản xuất nguyên phụ liệu rất lớn, đòi hỏi công nghệ và vốn lớn, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực.
Kiến nghị: Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung; có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do.
Khó khăn: Tương tự như ngành dệt may, ngành da giày đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi, tính tới đầu năm 2021, mới chỉ có 20 doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày, tại Việt Nam đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp. Đây là số lượng quá thấp, không đủ cho ngành sản xuất.
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội da giày Việt Nam cho biết: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chính là các quy định về môi trường đang rất khắt khe. Đặc biệt, các quy định này được luật hoá, buộc doanh nghiệp phải tuân thủ để có thể tham gia sân chơi toàn cầu.
Kiến nghị: Bà Phan Thị Thanh Xuân kiến nghị các doanh nghiệp cần tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu hướng tới phát triển bền vững, như môi trường xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới, vừa đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững.
Đồng thời, Hiệp hội mong muốn Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đang được soạn thảo sẽ sớm được phê duyệt, qua đó có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp hai ngành xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp trong giai đoạn tới đây.
Khó khăn: Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và bộ phận hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là doanh nghiệp điện tử khi “đói vốn” rất khó vay ngân hàng cũng như các định chế tài chính trong nước, nhưng khi có đánh giá, thẩm định về kinh doanh tốt lại có thể tìm được nguồn vay từ tổ chức tài chính quốc tế.
Ngoài ra, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng còn đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao.
Kiến nghị: Bà Hương kiến nghị Nhà nước hỗ trợ trước hết ở việc đào tạo nguồn nhân lực. Hiện các doanh nghiệp rất khó tuyển dụng lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do đây là ngành khắc nghiệt khi đòi hỏi trình độ, kiến thức cao, trong khi thu nhập chưa chắc đã hấp dẫn so với các lĩnh vực khác.
Bà Hương cũng kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử, và toàn ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung có thể tiếp cận được dòng vốn ưu đãi, theo Nghị định 111.
Khó khăn: Theo báo cáo của Bộ Công Thương phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe…
Việt Nam phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là các bộ phận, linh kiện quan trọng, thuộc hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái, yêu cầu công nghệ chế tạo ở mức cao.
Kiến nghị: Liên quan đến nội dung này đại diện doanh nghiệp kiến nghị, Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ôtô sản xuất trong nước được tính theo hướng: Giá trị sản xuất trong nước (tức là tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đồng thời, các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần sớm có Luật Phát triển công nghiệp, để tạo sức bật cho ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển.
Trong khi đó, Bộ Công Thương chỉ rõ, để ngành này phát triển cần bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất để hình thành ít nhất 3 Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ tại 3 miền cho các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
Đồng thời bố trí đủ nguồn kinh phí để triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước. Cần xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, có thời hạn đến năm 2025.
Khó khăn: Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí cung cấp chủ yếu là các loại chi tiết, linh kiện, cụm linh kiện kim loại cho các ngành hạ nguồn. Chất lượng còn thấp, giá thành sản xuất lại cao nên thiếu sức cạnh tranh. Ngoài ra, còn thiếu nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn, mang tầm quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt.
Kiến nghị: Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này kiến nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí được thuế đất thấp hơn các lĩnh vực khác. Bởi do đặc thù của ngành cơ khí thường gia công, chế tạo lắp đặt những sản phẩm có kích thước lớn, quá khổ… nên nhà xưởng phải có đủ diện tích lớn, mới đủ cho năng lực chế tạo.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Và đặc biệt, Chính phủ cần Nhà nước cần hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã làm được.
Tất cả các doanh nghiệp cơ khí đều phải liệt kê các danh mục cơ khí, cái gì trong nước làm được thì không được nhập. Không làm được việc này là rất khó tạo thị trường, công ăn việc làm cho ngành cơ khí trong nước.
*Trên đây chỉ là một số ít các kiến nghị của các Hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ đề xuất.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Hai tháng cuối năm, nhiều nhân viên văn phòng, freelancer đều trong tình trạng căng thẳng khi cuốn vào guồng xoay công việc. Ai cũng muốn nhanh chóng hoàn thành deadline, KPI để sớm “về đích".
(CLO) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến tăng giá, ĐBQH và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
(CLO) Việc Vingroup một lần nữa được vinh danh ở quy mô tập đoàn có được nhờ thành tích nổi bật, đầu ngành của các công ty thành viên tại hạng mục “Nơi làm việc tốt nhất theo ngành”.