Một thời đỏ lửa biên cương

Thứ sáu, 15/02/2019 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiến tranh là cái nhân loại ưa chuộng hòa bình trong đó có người dân Đất Việt không bao giờ muốn. Nhưng khi Tổ quốc gặp họa xâm lăng thì không bao giờ người Việt bị khuất phục. Chiến tranh biên giới trong đó có chiến trận khốc liệt Hà Tuyên là một trong những cuộc chiến bảo vệ biên giới như thế

Bài 1: Tình quan dân nơi chiến địa

Cuộc chiến đường đột

Đài tưởng niệm liệt sĩ tại ngã 3 Thanh Thủy, nơi yết hầu trọng điểm cuộc chiến một thời (Ảnh Đức Tuyền)

Đài tưởng niệm liệt sĩ tại ngã 3 Thanh Thủy, nơi yết hầu trọng điểm cuộc chiến một thời (Ảnh Đức Tuyền)

Giờ đã lên thành phố, nhưng cái tên “Thị xã trong tầm pháo” mà cánh lính biên giới dạo nào đã dùng để gọi Hà Giang vẫn ám ảnh nhiều người. Nhiều năm qua đi qua, hoa gạo đường biên rụng, kết trái, đủ cho trẻ con làm cù quay chơi ven Quốc lộ 2 người ta lại nhớ về những khoảnh khắc một thời máu lửa nơi đây. Hà Giang giờ đã thay đổi nhiều lắm, nhưng có thứ vẫn không thay đổi và buộc người ta phải nhớ, ấy là đã có một thời đạn bom, một thời máu lửa trên đất này!

So với các tỉnh bạn biên giới cận kề như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh thì chiến tranh đến với Hà Giang có chậm hơn. Ngày ấy và đến bây giờ, vì Hà Giang và Tuyên Quang chưa tách tỉnh nên nói về cuộc chiến này người ta thường dùng tên “Chiến trận Hà Tuyên” để gọi. Hai tỉnh giờ đã chia tách nên thiệt hại và những điều cần khắc ghi về cuộc chiến này ngày nay chủ yếu tập trung về cho tỉnh Hà Giang.

Chiến tranh đến với vùng đất và người dân này hết sức đường đột. Thông tin ngày ấy hạn chế, người dân ở đây, từ già đến trẻ chỉ biết có chiến tranh bằng các cuộc triệu họp gấp đối với cán bộ công nhân và những người chủ chốt. Ngay như gia đình tôi ngày ấy, biết được chiến tranh bằng cuộc báo họp miệng của lãnh đạo. Đang ăn cơm tối, có người đến báo, bố tôi bỏ bát đũa mà đi. 2 tiếng sau bố về, đeo thêm khẩu súng và nói vội với mẹ: Chiến tranh xẩy ra rồi! Anh phải lên cơ quan còn em đưa các con theo dân mà di tản.

Bố đi, để lại mẹ con tôi cùng với láng giềng trong cảnh rối bời. Chả thu vén được gì, chỉ áo quần, không lương thực và thực phẩm, các hộ dân trong xóm chúng tôi đồng loạt nhằm khu vực núi đá suối Đồng mà chạy. Cây cầu treo có tên ngày ấy là Trung Thành võng xuống, đưa nhịp người già con trẻ qua sông đi náu pháo. Rồi nhanh như chớp, tiếng pháo đã cấp tập nã sang. Lần đầu tiên chúng tôi và người dân nghe tiếng pháo rít, kinh hoàng, như chẻ trời nhưng không biết làm sao được.

Khu nhà tôi, nơi có nghĩa trang Vị Xuyên, với gần 2000 ngôi mộ, trong đấy có vài trăm mộ chưa rõ danh tính chỉ cách biên giới, nơi “chảo lửa” với các địa danh khắc khoải chỉ hơn 30km đường bộ còn tính theo đường chim bay chỉ khoảng hơn 2km mà thôi. Cũng may cho Thị xã Hà Giang cùng người dân quê tôi, nhờ sự bao bọc của các dãy núi mà đạn pháo bên kia câu sang đã vượt tầm hay bị chắn lại. Vậy nên thương vong với dân thường do đó hạn chế hơn.

Ngày biên giới khai hỏa, lúc này kinh tế chúng ta nghèo khó lắm. Chập chờn giữa bao cấp và kinh tế thị trường nên dân đói, tiềm lực không nhiều. Thế nhưng chả hiểu sao, cái sự khốn khó ấy không làm dân và lính nao núng. Tinh thần dân Việt là như vậy, bám trụ và sống cùng chiến tranh, sống cùng tấc đất thiêng liêng. Dân Việt vốn nổi tiếng là đoàn kết, nhưng có sống cùng cuộc chiến, có qua cuộc chiến mới thấy được hết ý nghĩa của hai chữ đầy thiêng liêng này.

Chung tay giữ đất cha ông

Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên nơi ghi dấu ấn của Chiến trận Hà Tuyên (Ảnh Đức Tuyền)

Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên nơi ghi dấu ấn của Chiến trận Hà Tuyên (Ảnh Đức Tuyền)

Ngày ấy, cuộc chiến đến đột xuất, lúc này đóng trụ tại Hà Giang chỉ có 3 sư đoàn. Nhưng lúc cuộc chiến vào kì căng thẳng, các sư của các quân đoàn khác được tăng cường lên, doanh trại không đủ, thế là lính vào ở cùng dân. Chả cần đặt vấn đề nhiều, dân biên giới trong đó có dân quê tôi mở cửa đồng loạt để đón lính. Lính kê phản, ở trong nhà, ngoài hiên, thậm chí cả ngoài vườn. Dân góp rau, củi, lính góp gạo, cá khô, thịt hộp… rồi cùng nhau chụm lửa. Ngày 3 bữa, lính sống với dân, dân ăn cơm cùng lính, êm đềm và tình cảm lắm.

Ngày ấy đất nước nghèo, dân Vị Xuyên và dân Hà Giang cũng đói no thoi thóp, thế mà dân thương lính lắm. Lúc này, thuốc Tam Đảo hay Sa Pa là thứ bán chính trên thị trường và khá đắt. Ấy thế mà chả hiểu sao, mẹ tôi cũng như nhiều phụ nữ khác trong xóm, vẫn tiết kiệm tiền, bớt mồm bớt miệng dành dụm và mỗi ngày đưa cho anh em tôi vài nghìn để mua thuốc cho lính. Tôi không quên được hình ảnh tụi nhỏ xóm công nhân chúng tôi nhận tiền từ mẹ, ra quán mua thuốc rồi tụ tập bên Quốc lộ số 2 dẫn lên biên giới chờ xe lính đi qua rồi chuyển cho họ.

Những người chưa từng trải qua cuộc chiến thường đặt ra câu hỏi: Chiến tranh có sợ không? Nói đến chiến tranh thì ai cũng sợ, nhưng với dân Việt và những người đã từng sống cùng cuộc chiến thì có thể khẳng định rằng nếu chiến tranh xẩy ra thì người Việt sẽ không sợ. Ngày ấy, các đỉnh cao như 1509, Bình độ 300, Đồi Đài, Đồi Cô Ích… về phía ta địa thế hết sức bất lợi. Bên kia thì núi tà thấp nhưng bên ta sườn lại hết sức hiểm hóc.

Để cố thủ được, ngày ấy các núi đá ở khu vực dưới như Bình Vàng, Núi đá 18… đều được công bình nổ mìn lấy đá rồi xay nhỏ và trộn bê tông đúc kèo cột. Cứ tối đến, tận dụng những lúc pháo địch thôi đổ tầm là công binh và dân quân hỏa tuyến lại trần lưng vác lên, lắp hầm cho lính trụ lại. Thông thường lính lên nằm chốt, cứ 6 tháng được thay quân về dưới khám chữa bệnh hay dưỡng sức 1 lần. Sát cuộc chiến, đối diện với pháo hay hỏa tiễn, nhưng mỗi lần thay quân là lính lại khóc thương nhau. Người về thì thương người lên còn người lên thì thương người về.

Chiến tranh không ai muốn, nhưng khi đất nước có chiến sự thì dân mình hăng lắm. Đối diện với sinh linh của các đồng đội ngã xuống, chả ai còn có chút sợ sệt nào. Điều này không chỉ đúng với cánh lính mà còn đúng với người dân quê tôi. Sức lính có hạn, cần dân công hỏa tuyến, thanh niên đến độ tuổi ở quê tôi không nề hà, được gọi, thậm chí nhiều người còn xung phong để lên đường.

Vì tấc đất thiêng liêng tiền tiêu, lính đặc biệt là lính trẻ ngã xuống nhiều lắm. Ngôi trường tôi học, chếch lên phía trái theo hướng đường biên là một quả đồi xanh cây. Để có chỗ yên nghỉ cho những người lính hy sinh vì nước, đồi ấy được khoanh vùng và trở thành nơi an táng, nay thành Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên. Huyệt nối huyệt, đỏ nhức mắt nhưng không làm người ta nản chí mà càng tăng thêm phần căm hờn với quân thù.

Nhiều cánh lái xe thuộc C25 vận tải lớn nhất của Sư 356 ngày ấy bảo, cứ mỗi đợt chở quân lên, chạy qua nghĩa trang, nhìn thấy đồng đội mình nằm đấy, cánh lính lên tiếp viện như được bồi thêm hào khí, căm phẫn và muốn đến chiến trường ngay.

Chiến tranh qua đi, vùng phên dậu bình yên, nhớ và lưu luyến, nhiều cánh lính đã tình nguyện ở lại miền đất này, lấy vợ sinh cơ lập nghiệp. Nhiều người trong số họ đã thành đạt, người trở thành doanh nhân, người thành điền chủ điền trại. “Súng gươm vứt bỏ”, họ lại lành, lại hiền và đang ngày đêm chung sức gây dựng và hàn gắn vết thương nơi đây.

Hà Giang, Thị xã trong tầm pháo nay đã lên thành phố đúng tầm nằm dưới chân núi Cấm và Mỏ Neo cùng dòng sông Lô thơ mộng. Giờ đây quay trở lại, người ta hầu như khó hình dung được rằng: Đã có thời chiến tranh đến và tàn phá nơi đây. Hiện hữu lại của cuộc chiến, vẫn là Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, nơi nằm đó của 2.000 con người khao khát hòa bình một thời nhưng phải “ở lại” vì cuộc chiến. Chiến tranh là điều không ai muốn!

Đơn Thương

Bài 2: Những chiến sỹ Đồi Đài

Tin khác

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.

Tài chính - Bảo hiểm
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm
2 doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng vàng SJC với giá cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng

2 doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng vàng SJC với giá cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có 2 doanh nghiệp trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng sáng nay (23/4), với tổng khối lượng là 3.400 lượng vàng miếng.

Tài chính - Bảo hiểm
Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

(CLO) Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.

Tài chính - Bảo hiểm