Bài hát với những ca từ giản dị, réo rắt, vui tươi có sức sống thật bền bỉ khi hầu hết người Việt nào cũng có thể lẩm nhẩm hát theo bỗng trở nên đặc biệt có ý nghĩa vào những ngày tháng này. Vì có lẽ, ba chữ “Mùa bình thường” ấy, với trưa nắng ven sông, tiếng gà và khói bếp, mới thực sự là điều vĩ đại nhất mà đất nước đang gồng mình vượt qua giông bão để vươn đến.
Hai năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây tổn thất hết sức nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta. Cuộc chiến với làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 trong suốt 5 tháng qua đã để lại nhiều mất mát đau thương không thể thống kê bằng con số, không thể đong đếm diễn tả bằng ngôn từ. Trong cuộc sống, sinh mệnh con người là điều đáng quý nhất. Sẽ chẳng có gì bù đắp được với sự mất mát của hơn 30.000 đồng bào. Trong đó, có biết bao người không được tổ chức một tang lễ trọn vẹn vì dịch bệnh. Hàng chục ngàn gia đình mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha, mẹ.
Càng nhìn rõ mất mát người ta lại càng thấu hiểu giá trị của mùa bình thường.
Nhưng Xuân vẫn về, theo cánh én. Người Việt Nam vất vả vẫn mong có những ngày Xuân đoàn viên ấm áp, trút gánh lo âu mà chắt chiu ước vọng cho ngày mai, mùa mới nhiều tươi sáng. Cho nên, mùa Xuân cũng là mùa có những chuyến tàu mang tên trở về lặng lẽ chuyển bánh, xình xịch đưa nỗi nhớ về nơi xa. Có những niềm hạnh phúc chỉ cần nghĩ đến và cảm nhận cũng thấy an yên vì mùa xuân là để nhìn lại mãn nguyện vì những điều sắp qua dù chưa được vẹn toàn.
COVID-19 đã lấy đi nhiều thứ. Nhưng cũng mang lại nhiều thứ. Nó nhắc nhớ mình rằng chỉ có ở đây, lúc này. Sự trân quý những điều bình thường mình hay bỏ quên, sự trân quý mặt đất này, cuộc sống thẳm xanh này. Chỉ một cái thở nhẹ thôi, ồ, chỉ một cái thở nhẹ thôi, chúng ta bỗng như hạt cát bé tí trên quả đất tròn. Chúng ta thật mong manh. Những người công nhân tôi thương chạy xe máy về quê, họ có được đủ no ấm? Mấy nay trời lạnh, tôi đã bắt đầu hình dung nụ xanh đương nhú trên những nhành cây. Liệu mọi người có ổn không? Có nghĩ về Tết không? Những trái tim mất mát và thương tổn, mọi người đã nguôi ngoai chưa? Tôi mong sao chúng ta cùng mạnh mẽ. Sau một biến cố, tôi tin thứ tròn đầy và rõ rệt nhất chính là tình thương.
Tôi thương những người tận tụy phục vụ nơi tuyến đầu, rất nhiều ngày không được ở bên gia đình. Tôi thương những người kiếm sống mỗi ngày, gò mình trong xóm trọ bé nhỏ chờ đại dịch qua đi.
Tôi thương những con người đã không thể chờ được ngày hết giãn cách. Tôi thương những em bé mồ côi vì đại dịch. Tôi thương những người chủ trọ tốt bụng không lấy tiền nhà. Tôi thương những chuyến xe không đồng đưa người về quê, những chuyến xe chạy trong âm thầm.
Và tôi thực sự hy vọng dù là bất cứ đâu, dù là khi nào... Những chuyến xe có thể đưa chúng ta về nhà, nguyên vẹn một tình yêu, nguyên vẹn một tâm tư, nguyên vẹn một mái nhà. Dù là những con người phờ phạc, những cặp mắt vẫn đỏ hoe vì mất mát hay những người mạnh mẽ can trường sau đại dịch...
COVID-19 chưa biến mất. Người dân Việt Nam chấp nhận chung sống với COVID-19, dũng cảm và hiểu biết. Những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ đầu bùng phát đại dịch lần thứ ba, thứ tư đã biết lẫy, biết ngồi; cuộc sống tiếp tục sinh sôi, nảy nở, dần trở lại trạng thái bình thường mới, khiến lòng có thể nảy nở những niềm tin, để thấy “Rồi dặt dìu, mùa xuân theo én về”…
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.