Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022):

“Mùa đông binh sĩ” - câu chuyện đẹp đầu tiên về “Đền ơn đáp nghĩa”

Thứ tư, 27/07/2022 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Mùa đông binh sỹ” năm 1946 có thể xem là câu chuyện khởi đầu, câu chuyện đẹp về công tác “đền ơn đáp nghĩa”...

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí bị ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”... Cũng từ tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có những câu chuyện đẹp về công tác “đền ơn đáp nghĩa”, trong đó “Mùa đông binh sỹ” năm 1946 có thể xem là câu chuyện khởi đầu…

Từ chiếc áo len Bác tặng

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong bộn bề trăm công ngàn việc của người đứng đầu nhà nước cộng hòa non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm tới những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

Nhằm động viên các gia đình có người đã hy sinh, ngày 2/10/1945, Bác Hồ đến Nhà thờ Lớn (Hà Nội) làm lễ cầu hồn cho các chiến sĩ hy sinh ở miền Nam. Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 20/11/1945, Người đã đề nghị Chính phủ ra Sắc lệnh truy tặng 5 liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc tại quận Cái Răng, Cần Thơ vào ngày 12/11/1945.

mua dong binh si  cau chuyen dep dau tien ve den on dap nghia hinh 1

Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pôn bị mù hai mắt nhưng đã có sáng kiến cải tiến nông cụ. Ảnh: Tư liệu

Đầu năm 1946, khi Hội giúp binh sĩ bị nạn được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận lời là Hội trưởng danh dự của Hội. Ngày 10/3/1946, báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ, trong thư có đoạn: “Tôi kính cẩn cúi chào các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.

Ngày 7/11/1946, trên báo Cứu Quốc, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ, Bác “Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi”. Cũng mùa đông năm 1946 ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động phong trào may áo rét tặng chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.

Từ sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 17/11/1946 tại Thủ đô Hà Nội, Tổng hội Hội giúp binh sĩ bị nạn kết hợp với Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã tổ chức Lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ đã đến dự. Ngay tại buổi lễ, Bác Hồ đã đem chiếc áo len duy nhất của mình để góp vào quỹ vận động “Mùa đông binh sĩ”. Đó là chiếc áo len màu be, cổ tròn mà Người đã mặc khi bôn ba ở nước ngoài để hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước.

Điều rất đặc biệt là, ngày hôm đó, rất nhiều người dân Hà Nội muốn mua chiếc áo của Bác để ủng hộ cách mạng và làm vật kỷ niệm. Trước nguyện vọng của quần chúng, Ủy ban Vận động “Mùa đông binh sĩ” Trung ương đã tổ chức đấu giá chiếc áo tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Và cuối cùng ông Trương Văn Thìn - một chủ cửa hàng bánh ngọt có tiếng thời bấy giờ đã giành được quyền sở hữu chiếc áo với tổng số tiền đấu giá là 3.500 đồng Đông Dương (tương đương gần 300 lượng vàng theo thời giá). Nhờ có số tiền này, Ủy ban Vận động đã mua vải và may được rất nhiều tấm áo ấm tặng bộ đội.

Cũng từ cuộc vận động ngày 17/11 đó, phong trào toàn dân may áo trấn thủ ủng hộ bộ đội diễn ra sôi nổi. Chỉ tính riêng những ngày cuối tháng 11/1946, nhân dân Thủ đô đã quyên góp được hơn 30 vạn đồng Đông Dương và một số len, bông đủ làm hơn 50.000 lõi bông và vỏ áo trấn thủ. Nhiều liên đoàn thợ may của thành phố đã xung phong đảm nhận may hàng vạn bộ áo trấn thủ không lấy tiền.

Sau khi Chính phủ kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, Ủy ban Vận động “Mùa đông binh sĩ” được thành lập ở Trung ương và các tỉnh.

Ngày thương binh liệt sỹ đầu tiên

Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt, những trăn trở đau đáu mà vị lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam dành cho những người lính đã hiến dâng một phần xương máu của mình cho Tổ quốc không dừng lại ở đó. Người cho rằng cần phải có Ngày Thương binh - Liệt sỹ để “tưởng nhớ những người con đã để lại một phần thân thể hoặc bỏ mình trong khi làm nhiệm vụ vinh quang, đem xương máu đắp thành bức tường đồng, thành con đê vững chắc để ngăn chặn giặc ngoại xâm...”.

mua dong binh si  cau chuyen dep dau tien ve den on dap nghia hinh 2

Ngày 2/9/1955, Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa viếng các liệt sỹ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tháng 6/1947, Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Thực hiện chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh họp ở Phú Minh, Đại Từ, Thái Nguyên nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm là Ngày Thương binh - Liệt sỹ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.

Trong Ngày Thương binh - Liệt sỹ tổ chức lần đầu tiên ở Việt Bắc (27/7/1947), tại cuộc mít tinh kỷ niệm có mặt 2.000 người tham dự, Ban Tổ chức đã đọc bức thư của Bác Hồ gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày “Thương binh toàn quốc”, nói rõ ý nghĩa của ngày kỷ niệm và kêu gọi mọi người có hành động thiết thực giúp đỡ thương binh: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm đau, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.

Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.

Từ Ngày Thương binh - Liệt sỹ đầu tiên ấy đến lúc đi xa, trong Người vẫn một tấm lòng đau đáu, tri ân với những người đã có công với đất nước. Người luôn khẳng định: công tác thương binh, liệt sỹ là việc làm “lâu dài chứ không phải chỉ trong một thời gian”.

Tháng 5/1968, mặc dù đang ốm mệt, Người vẫn đọc lại bản thảo Di chúc và viết bổ sung một số nội dung, trong đó có đoạn về thương binh, liệt sỹ: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.

Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

75 năm qua, thực hiện lời răn dạy của Người, Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 đã trở thành ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc. Các chính sách ưu đãi, chăm lo người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương bệnh binh luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

“Nhất quán chủ trương “không để người có công nào không được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước”; mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức, bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực, tích cực tham gia công tác người có công. Coi đó vừa là đạo lý, bổn phận trách nhiệm, vừa là tình cảm, vinh dự của chúng ta để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022) và trao bằng Tổ quốc ghi công ở TP. Vinh, Nghệ An sáng 16/7.

Hà Anh

Tin mới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).

Công luận 24H
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Công luận 24H
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.

Giải trí
Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.

Thế giới 24h
Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.

Giải trí
Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.

Du lịch
Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Sẽ hạn chế người nổi tiếng xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội nếu quảng cáo sai sự thật

Sẽ hạn chế người nổi tiếng xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội nếu quảng cáo sai sự thật

(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.

Tin tức
'Bỏ cấp huyện', thủ tục hành chính được chuyển về cấp xã để giải quyết

'Bỏ cấp huyện', thủ tục hành chính được chuyển về cấp xã để giải quyết

(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.

Tin tức
Sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.

Tin tức
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
Hà Nội biến trụ sở cũ, nhà máy bỏ hoang thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Hà Nội biến trụ sở cũ, nhà máy bỏ hoang thành trung tâm công nghiệp văn hóa

(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình tĩnh ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình tĩnh ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ

(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…

Tin tức
Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Tin tức
Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Tin tức
Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Tin tức