(CLO) Khi mùa đông đến gần, cuộc khủng năng lượng và giá tiêu dùng tăng cao đang không chỉ trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân, đặc biệt tầng lớp lao động tại châu Âu, mà thậm chí nó có thể khiến đóng băng cả nhiều ngành công nghiệp thịnh vượng của lục địa già.
Tiết kiệm hay là... chết
Khi châu Âu phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng, tập đoàn vật liệu xây dựng Saint-Gobain của Pháp đã đặt mua thêm áo khoác và găng tay cho công nhân, những người sẽ phải làm việc trong điều kiện giá rét vào mùa đông này. Để cắt giảm lượng khí tiêu thụ, nhiệt độ sẽ được duy trì ở mức 8 độ C trong nhà xưởng, thay vì 15 độ C như trước.
Nhiều công ty tại châu Âu đã cắt giảm sử dụng khí đốt hoặc sử dụng năng lượng khác khi mùa đông đến gần. Ảnh: Bloomberg
PCT sản xuất của hãng, Benoit d'Iribarne, cho biết: “Nó sẽ giống như làm việc ngoài trời, vì vậy chúng tôi phải cung cấp cho họ tất cả các công cụ để làm việc ngoài trời”. Tắt máy sưởi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho nhiều công ty công nghiệp châu Âu, mà với giá năng lượng tăng cao chưa từng có sau khi Nga tấn công Ukraine, đây đã trở thành vấn đề sống còn.
Ngành công nghiệp của Liên minh châu Âu sử dụng khoảng 35 triệu người hoặc khoảng 15% dân số lao động. Đầu tháng 10, các nhà công nghiệp hàng đầu của khối đã cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ tàn phá lĩnh vực này. “Giá năng lượng tăng cao hiện đang dẫn đến sự suy giảm đáng báo động trong khả năng cạnh tranh của lĩnh vực công nghiệp châu Âu”, Hiệp hội Công nghiệp châu Âu cho biết trong một bức thư gửi Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu. “Nếu không có hành động ngay lập tức..., thiệt hại sẽ không thể khắc phục được”, bức thư cho biết thêm.
Nhìn bề ngoài, các công ty công nghiệp châu Âu đang tỏ ra dũng cảm, khi họ nói về các biện pháp tiết kiệm năng lượng và các chi phí khác. Trong khi một số công ty đang tìm kiếm than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác để vượt qua mùa đông, một số còn lạc quan rằng cuộc cách mạng năng lượng xanh đang được thúc đẩy.
Nhưng đã có bằng chứng cho thấy các công ty lớn đang giảm sản lượng mạnh vì thiếu hụt năng lượng, ngay cả trước khi mùa đông bắt đầu. Một số sản xuất hóa chất, phân bón đến gốm sứ cảnh báo rằng họ có nguy cơ mất thị phần vĩnh viễn và có thể buộc phải chuyển một số hoạt động sản xuất sang các khu vực khác trên thế giới có thể cung cấp năng lượng rẻ hơn và ổn định hơn.
Hồi chuông cảnh báo còn đang vang lên trong giới chính trị gia châu Âu. Thủ tướng Bỉ, Alexander De Croo, cho biết: “Chúng tôi đang mạo hiểm với một tiến trình phi công nghiệp hóa lớn ở lục địa châu Âu".
Trong khi đó, các công ty trong các lĩnh vực từ thép đến hóa chất, gốm sứ đến sản xuất giấy, phân bón đến ô tô đang chạy đua để giảm chi phí năng lượng và chuẩn bị cho tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông. Nhiều nơi đang tìm cách giảm sử dụng năng lượng. Ví dụ, nhà sản xuất ô tô Pháp Renault đang giảm thời gian giữ sơn nóng - một quy trình chiếm tới 40% nhu cầu khí đốt của họ.
Những đổi mới như vậy hứa hẹn sẽ cung cấp các nhà máy và quy trình tiết kiệm hơn trong tương lai. Nhưng trước hết, các doanh nghiệp này phải vượt qua mùa đông này. Vả lại, các công ty cũng đã phải tăng giá sản phẩm. Công ty hóa chất Lanxess có trụ sở tại Cologne, chuyên sản xuất hóa chất cơ bản và thành phần hoạt tính cho thị trường dược phẩm, đã tăng giá cơ bản lên tới 35% do chi phí năng lượng bắt đầu tăng.
Nhưng việc tăng giá vẫn không giải quyết được vấn đề thiếu gas. Tập đoàn giấy và bao bì DS Smith đã ra lệnh cho các nhà máy của họ cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu 15%, mức giảm tự nguyện đã được các nước thành viên EU đồng ý vào tháng 7. Các máy từng chạy không tải giữa các lần chạy sản xuất giờ sẽ bị tắt, cũng như các bộ điều nhiệt.
Valeo, nhà cung cấp ô tô của Pháp, cũng đã yêu cầu các nhà máy giảm tiêu thụ năng lượng 20%, với các biện pháp như ngừng sản xuất vào cuối tuần và giảm nhiệt độ trong tuần. Solvay, công ty hóa chất của Bỉ, cho biết họ đang hoạt động với lượng khí đốt ít hơn 30%, bằng cách sử dụng năng lượng thay thế.
Nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ biến mất
Khí đốt là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho các ngành công nghiệp của châu Âu. Theo Anouk Honoré, phó giám đốc chương trình nghiên cứu khí đốt tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, tổng cộng ngành công nghiệp tiêu thụ khoảng 27 - 28% tổng nguồn cung của Liên minh châu Âu.
Và việc cắt giảm nhiên liệu này ra khỏi nhiều sản phẩm chế biến công nghiệp không hề dễ dàng. Khoảng 60% lượng tiêu thụ khí gas công nghiệp được sử dụng cho các quá trình duy trì nhiệt độ cao từ 500C trở lên, chẳng hạn như sản xuất thủy tinh, xi măng hoặc gốm sứ. Vì lý do đó, một số công ty đang chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gây trở ngại cho các kế hoạch chuyển đổi xanh của EU.
Bayer, công ty dược phẩm và công nghệ sinh học của Đức, vào năm 2019 đã công bố kế hoạch chuyển hoàn toàn sang năng lượng tái tạo. Nhưng hiện tại họ đã tái sử dụng than để “đề phòng” thiếu nhiệt cho sản xuất. Hay nhà sản xuất ô tô Volkswagen đang vận hành các nhà máy điện than ở Wolfsburg cho hai mùa đông tới, thay vì chuyển sang sử dụng khí như kế hoạch khử cacbon.
Ngay cả đối với các quy trình công nghiệp ở nhiệt độ thấp hơn, các giải pháp thay thế cũng đang khan hiếm. Hạn hán vào mùa hè ở châu Âu đã làm cạn kiệt công suất thủy điện, trong khi các lò phản ứng hạt nhân đã cũ kỹ không thể đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, một số ngành công nghiệp đã quyết định rằng cách tốt nhất để đối phó là… cắt giảm sản lượng!
Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Jefferies ước tính rằng gần 10% công suất thép thô của châu Âu đã bị cắt giảm trong những tháng gần đây. ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn nhất châu Âu, dự kiến sản lượng của họ sẽ thấp hơn 17% trong quý này so với năm ngoái. Cơ quan thương mại kim loại Eurometaux cho biết tất cả các nhà máy luyện kẽm của EU đã phải cắt giảm hoặc thậm chí ngừng hoạt động hoàn toàn, sau khi khối đã mất 50% sản lượng nhôm sơ cấp.
Khí đốt rất cần thiết để duy trì nhiệt độ trong quá trình sản xuất các mặt hàng công nghiệp. Ảnh: AFP
Lĩnh vực phân bón, vốn dựa vào khí đốt làm nguyên liệu để tạo ra amoniac, cũng bị ảnh hưởng, với 70% công suất hoạt động bị cắt giảm - theo Fertilizers Europe. Goldman Sachs ước tính rằng 40% ngành công nghiệp hóa chất của châu Âu "có nguy cơ bị cắt giảm vĩnh viễn" trừ khi giá năng lượng sớm được kiềm chế trở lại. Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra trong ngành nhựa, gốm sứ và các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng khác.
Trong một số lĩnh vực, việc ngừng hoạt động tạm thời không chỉ gây tốn kém, mà các thiết bị sản xuất có thể hỏng vĩnh viễn nếu không được vận hành thường xuyên. Bởi vậy, nhiều máy sản xuất thủy tinh vẫn tiếp tục đốt lò để giữ cho thủy tinh không đông đặc, sau khi đã cắt giảm mạnh sản xuất vì giá khí đốt đã tăng gần gấp 4 lần trong năm nay.
Mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng ở Trung và Đông Âu, nơi nhiều quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga. Trong số 45 triệu tấn sản xuất phân bón mỗi năm của châu Âu, chỉ riêng Ba Lan đã chiếm 6 triệu tấn. Song giờ tất cả 5 nhà máy của nó đều không hoạt động. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất phân bón khác tại khu vực này đều phải giảm quy mô đơn giản vì không có năng lượng để sản xuất hoặc với giá quá cao.
Các chuyên gia cảnh báo rằng tác động từ việc các ngành công nghiệp châu Âu cắt giảm công suất trong mùa đông này có thể rất tàn khốc. Thậm chí, viễn cảnh tồi tệ là nhiều lĩnh vực công nghiệp từng là niềm tự hào của lục địa già có thể lụi tàn và nhiều công ty sẽ phải chuyển địa điểm sản xuất đến nơi khác trên thế giới nếu như không muốn rơi vào cảnh phá sản.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.