Mùa giải Nobel 2019: Lộ diện dần những anh tài

Thứ năm, 10/10/2019 09:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đến hẹn lại lên, một mùa giải Nobel đã lại đến. Những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong hàng loạt lĩnh vực lần lượt được công bố. 

Tròn 110 năm kể từ ngày được khởi xướng, bất chấp những thăng trầm cũng như không ít những thị phi, tranh cãi, cho đến nay, giải thưởng Nobel vẫn luôn giữ được “phong độ” là một trong những giải thưởng danh giá nhất, được trông đợi nhất trong năm.

Sự mở màn ấn tượng từ các nhà khoa học Y sinh

Mùa Nobel 2019 đã mở màn bằng cú “chào sân” của giải thưởng Nobel Y sinh 2019 ngày 7/10. Năm nay, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã trao giải Nobel Y sinh 2019 trị giá 913.000 USD cho ba nhà khoa học (2 người Mỹ: William Kaelin và Gregg Semenza; 1 người Anh: Peter Ratcliffe) đã khám phá ra cơ chế giúp tế bào động vật thích ứng với nồng độ oxy xung quanh. Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học thiết lập sự hiểu biết về mức độ oxy ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và chức năng sinh lý, được đánh giá sẽ mở ra những cánh cửa mới đầy hứa hẹn trong điều trị thiếu máu, ung thư, và nhiều bệnh khác. “Phát hiện mang tính nền tảng này giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về cách thức cơ thể thích nghi với sự thay đổi. Những ứng dụng từ các phát hiện này đã bắt đầu thay đổi cách thức điều trị y tế”, Randall Johnson, thành viên Ủy ban Nobel, nhận định. “Phát hiện của các nhà khoa học giành giải Nobel năm nay cho thấy rõ cơ chế của một trong các quá trình thích ứng quan trọng nhất của sự sống” - tuyên bố của Hội đồng Nobel Thụy Điển khẳng định.

3 nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel Y sinh 2019.

3 nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel Y sinh 2019.

Theo Ủy ban Nobel, cơ chế thích nghi với oxy thay đổi là một trong những lý do các loài động vật có thể thích nghi được ở nhiều điều kiện sống. Trước đó, Viện Karolinska đã nhận được 633 đề cử cho Giải Nobel Y sinh. Năm ngoái, giải Y sinh về tay hai nhà khoa học Mỹ và Nhật với nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư. Giải Nobel Y sinh được trao 109 lần từ năm 1901 đến 2018 cho 216 nhà khoa học, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này. Đây cũng là giải Nobel đầu tiên được công bố trong mùa công bố giải Nobel hằng năm.

Sự trở lại được mong đợi mang tên Nobel Văn học

Tiếp sau giải Nobel Y sinh sẽ là các lễ công bố giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Năm nay, mỗi giải thưởng Nobel sẽ được trao 9 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 914.000 USD). Giải thưởng sẽ được chia đều, nếu có nhiều hơn một người được vinh danh.

Tuy nhiên, được ngóng đợi nhiều nhất có lẽ là sự trở lại của giải Nobel Văn học, sau khi hạng mục này vắng bóng trong năm 2018, với những bê bối quấy rối tình dục chưa từng có trong lịch sử, dẫn đến một loạt đơn từ chức được gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Thụy Điển- tổ chức lựa chọn người đoạt giải thưởng này. Điều rất đặc biệt là năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ công bố 2 người thắng cuộc giải Nobel Văn học năm 2018 và 2019 để bù cho giải Nobel Văn học năm ngoái. Những cái tên được trông đợi cho giải Nobel Văn học 2019 bao gồm các nhà văn Haruki Murakami của Nhật Bản, Olga Tokarczuk (Ba Lan), Ngugi Wa Thiong’o (Kenya), Ismail Kadare (Albania) và Joyce Carol Oates (Mỹ).  

Nhà hoạt động vì khí hậu 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg.

Nhà hoạt động vì khí hậu 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg.

Bên cạnh đó, một hạng mục cũng rất được trông đợi là giải thưởng Nobel Hòa bình. Nhà hoạt động vì khí hậu 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg được nhận định là ứng cử viên sáng giá nhất của giải Nobel Hòa bình năm nay trong số 301 đề cử - theo số liệu do Ủy ban Nobel Na Uy công bố. Nếu được xướng tên tại lễ công bố giải tổ chức ở Oslo ngày 11/10, Thunberg sẽ trở thành người trẻ tuổi nhất từng giành giải Nobel Hòa bình. Mới đây, ngày 23/9, thiếu nữ 16 tuổi đã khiến 60 nhà lãnh đạo thế giới đang tham dự Hội nghị Hành động Khí hậu lần đầu tiên ở Liên Hợp quốc, New York phải đặc biệt chú ý bởi bài phát biểu đầy thuyết phục và rung động lòng người về bảo vệ môi trường. “Mọi người đang phải chịu đựng, đang chết dần. Toàn bộ hệ sinh thái đang sụp đổ. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của sự tuyệt chủng hàng loạt. Nhưng tất cả những gì các vị nói là về tiền và những câu chuyện cổ tích về phát triển kinh tế. Sao các ngài lại dám làm như vậy” - thông điệp của Thunberg đã làm chấn động LHQ.

Ngoài ra, trong những cái tên được bàn luận đến tại hạng mục này còn có Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed - người đã ký kết “Tuyên bố chung về hòa bình và hữu nghị” với Eritrea, theo đó mở ra chương mới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước láng giềng này sau 20 năm thù địch.

Vào tháng 9 của năm trước khi trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc Y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250 - 350 người lọt vào vòng tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên đa số phiếu bầu. Tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này được các thành viên hội đồng cùng ký tên. Vào đầu tháng 10, Viện Hàn lâm chọn ra người đoạt giải dựa trên đa số phiếu bầu. Đây là lựa chọn cuối cùng, sau đó chính thức công bố tên người đoạt giải.

Hà Trang

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo