(NB&CL) Quyết định 1629 về mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Thường vụ Thành uỷ TP.HCM vừa ban hành cho thấy, mong muốn có thêm sự góp sức của người dân đã thực sự là mong muốn của đảng bộ, chính quyền thành phố.
Nói về công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Nếu không dựa vào dân thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khó có thể thành công”. Và quyết định 1629 về mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Thường vụ Thành uỷ TP.HCM vừa ban hành cho thấy, mong muốn có thêm sự góp sức của người dân đã thực sự là mong muốn của đảng bộ, chính quyền thành phố.
1. Chiều 31/10, Thường trực Thành ủy TP. HCM đã có buổi trao đổi thông tin với báo chí xung quanh Quy định 1629 của Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM về việc mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố.
Thường trực Thành ủy TP. HCM khẳng định, việc ban hành Quy định 1629 là một trong các giải pháp đồng bộ để góp phần xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố. Mục tiêu của thành phố là đưa chủ trương của Đảng về kiên quyết đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực vào cuộc sống. Quy định 1629 là bước để kế thừa, phát huy Quy định 1374 của TP. HCM. Trong đó, thành phố đã khuyến khích vai trò của các cơ quan dân cử, cơ quan báo chí, nhân dân... Do đó, Quy định 1629 nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên thành phố cũng như phát huy vai trò của nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố, đặc biệt là góp sức cùng thành phố phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tổng số tiền người cung cấp thông tin được nhận không vượt quá mức quy định là 10.000.000 đồng/tin (vụ việc).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại biểu và cử tri TP. Hà Nội
Không ngạc nhiên khi dư luận và báo giới dành nhiều sự chú ý cho quyết định mới này của Thành ủy TP. HCM, bởi với quyết định 1629, TP. HCM đã là địa phương đầu tiên thực hiện mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Không vượt quá mức quy định là 10.000.000 đồng/tin (vụ việc), có nghĩa là giá trị vật chất của mỗi tin tức về tham nhũng tiêu cực không lớn, nếu không muốn nói là hẳn còn rất nhỏ bé so với quy mô (có thể có) của vụ việc tham nhũng tiêu cực bị tố cáo, nhưng rõ ràng chủ trương này, như chia sẻ của Thường trực Thành ủy TP. HCM, người cung cấp thông tin cũng vì mục tiêu lớn là đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực chứ không vì mục tiêu đi kiếm tiền, cho nên chi phí nói trên cũng không thành vấn đề, không quá câu nệ chuyện “mức chi phí 10 triệu đồng/tin (vụ việc) có thấp hay không?”. Hơn nữa, như chia sẻ của Thường trực Thành ủy TP. HCM, đây có thể xem là một bước đẩy cao hơn công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực.
“Nâng lên một bước để mong muốn nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò của nhân dân… góp phần xây dựng thành phố, mà cụ thể là công tác công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực” - Thường trực Thành ủy TP. HCM nhấn mạnh. Thường trực Thành ủy cũng khẳng định: “Phần thưởng, phần mua chỉ là động viên, khuyến khích mà hiệu quả nằm ở sự tham gia của nhân dân, của người cung cấp thông tin trong công tác PCTNTC”.
2. Thực ra, như chia sẻ của Thường trực Thành ủy TP. HCM, quyết định 1629 là kế thừa Quy định 1374 nhưng trước khi ban hành chủ trương “mua tin”, phải đánh giá hiệu quả tác động mới ban hành. Hiệu quả đó có lẽ là từ chính những con số vừa được
TP. HCM đưa ra. Theo đó, trong 5 năm gần đây, khi thực hiện Quy định 1374, đã tiếp nhận 9.864 thông tin phản ánh. Qua đó, đã xử lý 9.609 thông tin, với kết quả 15 tổ chức đảng bị kỷ luật, 12 tổ chức bị khiển trách và 3 tổ chức bị cảnh cáo. Về cá nhân, có 405 đảng viên bị kỷ luật. Về mặt chính quyền, có 453 cán bộ bị kỷ luật bằng nhiều hình thức khác nhau.
Từ những con số trên, dễ thấy thông tin được người dân cung cấp đã góp phần quan trọng đến mức nào trong việc xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực của TP thời gian qua. Việc người dân đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực không thể phủ nhận.
Những năm qua, kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, có ba lực lượng quan trọng, trở thành trụ cột vững vàng đó là nhân dân, cơ quan pháp luật và báo chí truyền thông.
Dựa vào nhân dân để chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những bài học quý được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022.
Đồng chí Tổng Bí thư cũng nhiều lần nhấn mạnh tới sự góp sức đồng lòng của người dân, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan truyền thông và báo chí; doanh nghiệp, doanh nhân; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải dựa vào dân, lắng nghe dân, phải tập trung giải quyết những phản ánh, kiến nghị, những khiếu nại, tố cáo, bức xúc của nhân dân về tham nhũng, tiêu cực.
“Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, nhất định tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, bởi “Non cao vẫn có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
3. Trở lại quyết định 1629 “mua tin” của Thành uỷ TP. HCM. Dựa vào dân là động thái đúng đắn và có thể nói là khá sáng tạo của lãnh đạo TP trong nỗ lực làm quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.
Vấn đề mà dư luận và báo giới băn khoăn còn lại có lẽ chỉ là việc bảo vệ người cung cấp thông tin như thế nào, quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin tiếp nhận ra sao cho hiệu quả, và cả về việc cân nhắc nên chăng xem xét có tiêu chí và cơ chế khen thưởng xứng đáng đối với nguồn tin có giá trị, phá được vụ tham nhũng lớn, chứ không chỉ “khuôn” trong “hạn mức tối đa” là 10 triệu đồng/tin như đã quy định.
Rất đáng mừng là lãnh đạo TP. HCM đã có những phản hồi kịp thời, công khai về những băn khoăn này. “Chúng ta có lợi thế là mọi hoạt động được công khai, minh bạch, xã hội cùng giám sát, kiểm tra. Sắp tới, thành phố sẽ nghiên cứu quy định khuyến khích, thù lao, khen thưởng người phát hiện hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong hệ thống chính trị” - chia sẻ của Bí thư Thành ủy TP.HCM khiến chúng ta có quyền hy vọng, quyết định 1629 sẽ được người dân đón nhận và hưởng ứng nhiệt thành.
Được sự vào cuộc, góp sức, đồng lòng của người dân, “khó vạn lần” như công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực rồi sẽ tiếp tục thu được những thành công. Những quan tham, sâu dân mọt nước sẽ hết dần cơ hội bám trụ, tung hoành.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.