Mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu và cách phòng tránh

Thứ ba, 09/07/2024 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đường lây truyền của vi khuẩn bạch hầu rất dễ dàng, đó là lây theo đường hô hấp bởi giọt bắn từ người bệnh, người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

Có thể gây tử vong cho người bệnh

Theo các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, bởi ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh, vì vậy, bệnh bạch hầu là một loại bệnh vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu (bạch hầu thanh quản, viêm cơ tim cấp nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong do nghẹt thở, suy hô hấp và suy tim).

Đường lây truyền của vi khuẩn bạch hầu rất dễ dàng, đó là lây theo đường hô hấp bởi giọt bắn từ người bệnh, người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Khi nói, ho, những người này sẽ bắn vi khuẩn có trong nước bọt, chất tiết, đờm... vào không khí, người lành hít phải, nếu chưa có miễn dịch chống vi khuẩn bạch hầu, sẽ mắc bệnh (ngay cả người lớn).

muc do nguy hiem cua benh bach hau va cach phong tranh hinh 1

Bệnh bạch hầu lây qua các giọt bắn do tiếp xúc gần (ảnh nguồn Internet).

Giọt bắn này còn làm lây lan vi khuẩn ra môi trường xung quanh như: sàn nhà, quần áo, chăn màn, tay vịn cầu thang, đồ chơi trẻ em... từ đây sẽ lây bệnh cho người lành, nhất là trẻ em nếu chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn bạch hầu.

Theo các chuyên gia, bệnh bạch hầu có 3 loại (thể) bệnh bạch hầu chính: bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản và bạch hầu ác tính. Loại hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi. Ở loại này thời kỳ nung bệnh khoảng vài 3 ngày, sau đó có sốt nhẹ, sổ mũi, viêm họng, nuốt vướng, sau vài ngày sẽ xuất hiện màng trắng ngà (giả mạc), xám, dai, dính chặt vào niêm mạc họng rất khó bóc tách, nếu cố bóc tách sẽ chảy máu.

Giả mạc phát triển rất nhanh ở amiđan. Người bệnh có biểu hiện nhiễm độc độc tố (da xanh tái, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp giảm).

Nếu được điều trị đúng, kịp thời, bệnh sẽ khỏi, nếu không, loại này sẽ tiến triển thành loại bạch hầu thanh quản,  niêm mạc thanh, khí quản bị bao phủ bởi một lớp giả mạc gây khó thở cấp, dẫn đến suy hô hấp, tử vong (thường được ví là chết đuối trên cạn), nếu không được cấp cứu mở khí quản kịp thời.

Loại thứ ba là bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp), xuất hiện ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, thứ 3, với các triệu chứng rất rầm rộ như sốt cao (39 - 400C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch góc hàm sưng to, đau làm cổ bạnh ra.

Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở, khan tiếng, huyết áp tụt, mạch rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch đe dọa tính mạng người bệnh (tử vong).

Biến chứng nguy hiểm nhất là suy tim cấp do viêm cơ tim. Biến chứng này có thể xảy ra vào thời kỳ bệnh toàn phát, thậm chí xảy ra muộn hơn sau vài tuần khi bệnh bạch hầu đã khỏi (hết sốt, hết giả mạc,...), tình trạng người bệnh sẽ rất nguy kịch.

Từ thể bạch hầu họng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lây lan thành bạch hầu thanh quản, một thể bệnh rất nguy hiểm, bởi vì, bị giả mạc che kín đường thở gây nghẹt thở, nếu không cấp cứu mở khí quản, người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp cấp.

Bệnh bạch hầu có thể gây biến chứng viêm dây thần kinh vận động ngoại biên; có thể gây liệt các dây thần kinh sọ; gây liệt màn hầu khẩu cái; liệt mềm các chi; liệt cơ hoành, cơ liên sườn. Liệt cơ hoành, cơ liên sườn có thể dẫn  đến viêm phổi, suy hô hấp .

Các biện pháp phòng tránh

Tuy bạch hầu là bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta không nên quá lo lắng bởi nước ta đã có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, đó là vắc-xin phòng bệnh bạch hầu.

Do đó, người mắc bệnh bạch hầu là người chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn bạch hầu, để không mắc căn bệnh này cần được tiêm vắc-xin, trọng tâm là trẻ em. Do đó cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm chủng vắc-xin đủ mũi tiêm và đúng lịch.

Bên cạnh đó, để góp phần ngăn chặn bệnh bạch hầu lây lan, mọi người, ngay cả trẻ em, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học cần thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Cần vệ sinh thường xuyên sàn nhà, đồ chơi, tay vịn cầu thang. Khăn lau tay, khăn mặt dùng cho trẻ cần được giặt sạch, sát trùng (giặt bằng xà phòng, phơi nắng hoặc sấy khô). 

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Mọi người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Tự ý thay đổi thành phần trong sản xuất thuốc, Công ty dược Tùng Lộc bị xử phạt

Tự ý thay đổi thành phần trong sản xuất thuốc, Công ty dược Tùng Lộc bị xử phạt

(CLO) Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu ông Nguyễn Vũ Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Dược Quốc tế Tùng Lộc (Hưng Yên) nộp phạt 30 triệu đồng vì sản xuất thuốc không đúng với thành phần đăng ký đã được phê duyệt.

Sức khỏe
Lần đầu tiên Việt Nam có Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì toàn diện, đa mô thức

Lần đầu tiên Việt Nam có Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì toàn diện, đa mô thức

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm áp dụng mô hình điều trị toàn diện, chuyên sâu, đa mô thức, giúp người bệnh đạt được nhiều kết quả cùng lúc như lấy lại vóc dáng, giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng liên quan đến thừa cân, béo phì.

Sức khỏe
Xử lý môi trường sau bão: Ngăn chặn nguồn gây bệnh để tránh dịch chồng dịch

Xử lý môi trường sau bão: Ngăn chặn nguồn gây bệnh để tránh dịch chồng dịch

(NB&CL) Sau một tuần bão đổ bộ vào nước ta, hậu quả về môi trường mà bão số 3 (bão Yagi) để lại vẫn vô cùng nặng nề, trong đó có tình trạng ô nhiễm cao tại những nơi ngập úng, lũ quét... nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ phát sinh dịch bệnh.

Sức khỏe
VNVC tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

VNVC tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

(CLO) Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP. HCM, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Sức khỏe
Hà Giang: 55 học sinh nhập viện sau khi ăn liên hoan Trung thu ở trường

Hà Giang: 55 học sinh nhập viện sau khi ăn liên hoan Trung thu ở trường

(CLO) Sau khi ăn tiệc liên hoan Trung thu được tổ chức tại trường, 55 học sinh xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn nghi bị ngộ độc và phải nhập viện ngay trong đêm.

Sức khỏe