(CLO) Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) là tuyến phố nổi tiếng ở Thủ đô, bởi gắn liền với tên gọi “Phố cổng làng”. Bởi vì, dọc chục đường chính cứ vài chục mét, xen kẽ giữa những ngôi nhà hiện đại lại xuất hiện 1 vài chiếc cổng làng cổ kính, rêu phong mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Phố Thụy Khuê (Tây Hồ, TP Hà Nội) vốn thuộc đất Kẻ Bưởi, một vùng đất cổ nằm ở mạn Tây Bắc của kinh đô Thăng Long xưa. Tuyến phố Thụy Khuê chỉ dài khoảng 3,3km nhưng nó mang nhiều nét hoài cổ, văn hóa xưa bởi nơi đây vẫn tồn tại rất nhiều cổng làng cổ có niên đại vài trăm năm.
Nằm giữa vùng đất trung tâm Hà Nội, giữa nhịp sống ồn ào của chốn đô hội xa hoa hiện đại, đầy đủ tiện nghi của thời đại công nghệ 4.0, "Phố cổng làng" bất ngờ trở thành nét điểm xuyết, tạo thêm nét uyên thâm, cổ kính của Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Lối vào làng Yên Thái nổi tiếng với nghề làm giấy dó - Ảnh: Đình Trung
Tồn tại và trải qua hàng trăm năm, mỗi chiếc cổng làng cổ kính trên tuyến phố Thụy Khuê lại mang một dáng vẻ riêng, lưu lại bao nét văn hóa của người Việt xưa. Những chi tiết chạm trổ trên một số thành cổng không còn nguyên vẹn bởi thời gian nhưng nét cổ kính, mang đậm văn hóa người Việt xưa vẫn hiển hiện rõ nét.
Theo ghi nhận, dọc tuyến phố Thụy Khuê có khoảng 5-7 chiếc cổng làng như cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh… Đây đều là những chiếc cổng có từ vài trăm năm trước, được bảo tồn và gìn giữ cho đến thế hệ về sau.
Theo thứ tự từ trục đường Phùng Hưng hướng về thì đó là những làng Thụy Khuê, Hồ khẩu, Đông Xã, An Tho và Yên Thái. Đây đều là những làng nằm hai bên của tuyến phố Thụy Khuê. Mỗi làng lại có một chiếc cổng mang nét đặc trưng riêng như họa tiết, cách bày trí trên cổng và thậm chí nhiều người dân truyền tai là chất liệu gỗ làm cổng ở mỗi làng cũng khác nhau.
Ông An, người dân sống cạnh cổng làng Hồ Khẩu cho biết ông sống ở đây mấy chục năm, từ hồi nhỏ được cha ông kể lại nhiều về giai thoại chiếc cổng làng. Chỉ biết là chiếc cổng làng này đã có cách đây hàng trăm năm, thậm chí còn có từ lâu đời hơn.
"Cổng làng Hồ Khẩu mới được sơn lại từ năm 1995, trước đó thì cổng vẫn giữ nguyên nét cổ kính, rêu phong thời xưa. Đến bây giờ tôi đã 60 tuổi nhưng vẫn không rõ về cốt tích chiếc cổng này, bởi vì nó đã quá lâu đời. Bao nhiêu năm trôi qua, dân làng cố gắng gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của từng làng, từng cổng, từ mái ngói rêu phong đến bậc tam cấp" - ông An chia sẻ.
Một trong những làng cổ nhất nằm trên tuyến phố Thụy Khuê là làng Yên Thái. Nơi đây vẫn giữ nguyên con đường lát gạch đỏ dài khoảng 300 m. Đây là chứng nhân lịch sử, nét đặc trưng của văn hóa người Việt xưa - người Việt xưa hay lát gạch đỏ, thậm chí họ còn ghép từng miếng gạch, ngói đỏ để làm thành đường đi dài hàng kilomet.
Theo lời kể của người dân Yên Thái, tuyến đường lát gạch đỏ dài khoảng 300m tuy nhiều lần được trùng tu, sửa chữa nhưng lãnh đạo các cấp chính quyền và cùng toàn thể người dân vẫn góp ý quyết định giữ nguyên bản gốc có niên đại hàng trăm năm tuổi này.
Bà Bùi Hồng Hải (Thụy Khuê, Tây Hồ) chia sẻ, "tôi sống ở đây 75 năm, gắn bó với mảnh đất Thụy Khuê cũng quá nửa đời người. Trong tất cả những chiếc cổng làng dọc tuyến phố này, chiếc cổng đi vào làng Yên Thái là nổi tiếng nhất. Nổi tiếng vì sự cổ kính, những tấm ngói trên cổng vẫn là ngói ngày xưa chưa sửa chữa, đặc biệt làng Yên Thái còn nổi tiếng với nghề thủ công làm giấy dó".
"Phải thừa nhận lúc tôi còn nhỏ và cho tới bây giờ phố xá Hà Nội đông đúc tiếng còi xe inh ỏi. Nhưng khi tới làng Yên Thái, người ta như quên bẫng đi sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị, khi bước qua cổng làng, cuộc sống ở đây bỗng trở nên chậm hơn vài nhịp dưới bậc tam cấp của cổng làng" - bà Bùi Hồng Hải nói.
Ngoài những chiếc cổng mang đậm nét cổ kính, rêu phong thời xưa, trên tuyến phố Thụy Khuê còn một làng gây sự chú ý là làng An Thọ. Làng này có 3 cổng gồm cổng chính là cổng Giếng và hai cổng phụ là cổng Hầu và cổng Xanh. Rất hiếm có làng nào có tới 3 cổng đi lại và có lẽ chỉ có Thụy Khuê (Tây Hồ) mới mang nhiều nét độc lạ ở chốn thủ đô phồn hoa.
Hình ảnh những cổng làng cổ trên tuyến phố Thụy Khuê
Những cổng làng nằm trên đường Thụy Khuê mang đậm hồn quê, văn hóa Việt. Trong ảnh là cổng làng Đông Xá (ngõ 444 Thụy Khuê) mang vẻ ngoài cổ kính - Ảnh: Đình Trung
Cổng làng Hồ Khẩu hàng trăm năm tuổi
Cổng 2 đi vào làng Hồ khẩu
Mỗi cổng làng lại mang một dáng vẻ riêng, từ kích thước đến kiến trúc
Cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh – những tên gọi khác nhau nhưng thân thuộc, dân dã đã gắn bó nhiều năm với người dân Thụy Khuê.
Đằng sau cổng làng ở Thụy Khuê, không gian trở nên yên bình đến lạ
Bên trong mỗi cổng làng, không gian văn hóa truyền thống làng xã dường như vẫn được giữ lại ở Thụy Khuê
Bà Hà (người dân An Thọ, Thụy Khuê) chia sẻ, "Vào thời xưa, cổng làng An Thọ là nơi họp phiên chợ, buôn bán hàng hóa. Đến thời nay thì xã hội phát triển rất nhanh, sầm uất và đầy đủ tiện nghi nhưng cô vẫn mở một quán nước nhỏ dưới chân cổng Hầu để mưu sinh, đồng thời nơi đây cũng là nơi người dân và các bạn cô hay lui tới chơi, trò chuyện...".
Cũng theo bà Hà, cổng làng vài trăm năm vẫn giữ được cho nên người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng giữ gìn nét văn hóa làng quê mà các cụ để lại. Điều này cũng góp phần giữ gìn "tình làng, nghĩa xóm".
Sau hàng trăm năm bị thời gian bào mòn, những chiếc cổng làng rêu phong dọc tuyến phố Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tồn tại, sừng sững như chứng nhân của lịch sử. Đối với người dân gốc Hà Nội nói chung và dân Kẻ Bưởi nói riêng, nơi đây không chỉ là quê nhà mà còn là mảnh đất đáng sống, niềm tự hào vì còn giữ được nét văn hóa dân tộc Việt Nam.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.