(NB&CL) Theo đánh giá của giới chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 và 12 mục tiêu tăng trưởng tại Nghị quyết 25 rất thách thức, nhưng không phải không thực hiện được.
Vì sao cần điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 vượt 8%?
Đầu tháng 2/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 25 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 25 đề ra 12 chỉ tiêu tăng trưởng nhằm tạo nền tảng tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2025-2030. Cụ thể, Nghị quyết đề ra mục tiêu xuất khẩu hàng hóa tăng 12%, thặng dư thương mại 30 tỷ USD, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%,...
Tới ngày 10/2, trong cuộc họp thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2025 đạt 8% trở lên. Mức tăng trưởng này cao hơn 1% - 1,5% so với mục tiêu mà Quốc hội đề ra hồi đầu năm nay.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và 12 mục tiêu tăng trưởng tại Nghị quyết 25 rất thách thức, nhưng không phải không thực hiện được.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, với ý nghĩa quan trọng của năm 2025, Chính phủ đang rất tập trung vào tăng trưởng.
Đối với 12 mục tiêu tăng trưởng được nêu tại Nghị quyết 25, ông Sơn cho rằng, nhiều mục tiêu đã có đà tăng trưởng từ năm 2024, nhờ đó việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng là hoàn toàn khả thi.
Đơn cử như xuất nhập khẩu, trong năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đã vượt xa chỉ tiêu đề ra, nên ông Sơn cho rằng mục tiêu này rất có thể đạt được. Tuy nhiên, những chính sách thuế quan của Tổng thống Trump tập trung đánh vào những nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại nhiều nhất, gồm Mexico, Canada và Trung Quốc có thể là thách thức cho mục tiêu trên.
“Việt Nam có thể vẫn sẽ là nước được hưởng lợi phần nào trong cuộc chiến thương mại bởi khi ông Trump đánh thuế, Mỹ vẫn sẽ phải nhập hàng hóa từ một khu vực khác”, ông Sơn nhận định.
Cũng theo ông Sơn, động lực tăng trưởng trong năm nay sẽ đến từ đầu tư công, trở thành mũi nhọn tăng trưởng kinh tế.
“Trong năm 2025, Việt Nam sẽ khánh thành hàng loạt con đường cao tốc. Kế hoạch đầu tư công mạnh mẽ như vậy sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế”, ông Sơn nhấn mạnh.
4 yếu tố có thể giúp kinh tế Việt Nam bứt phá
PGS.TS Phạm Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, Việt Nam muốn hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2025 cần phải tập trung vào 4 yếu tố chính.
Thứ nhất, Việt Nam cần phải có giải pháp đột phá để hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách thể chế. Thể chế, pháp luật mặc dù đã được quan tâm, chỉ đạo nhưng vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển.
Thứ hai, Việt Nam cần tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đó là đầu tư - xuất khẩu - tiêu dùng. Đồng thời, Việt Nam cũng cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, như công nghệ số, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, hoặc các ngành năng lượng tái tạo,...
Thứ ba, thúc đẩy đầu tư công và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Có thể thấy, giải ngân đầu tư công chậm đã diễn ra trong nhiều năm nay, do đó, ông Bình đề nghị phải có giải pháp đột phá cho quá trình này, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia và phải có phương án chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng.
“Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các thị trường quốc tế mà còn tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam”, PGS.TS Phạm Thanh Bình nhấn mạnh.
Thứ tư, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, hệ thống đại học và trường dạy nghề phải được cải cách hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Ngoài ra, Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, vì vậy, diễn biến của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế trong nước năm 2025.
“Để ứng phó với sự bất ổn địa chính trị toàn cầu và xu hướng gia tăng phòng vệ thương mại cũng như chi phí vận tải tăng cao, Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và chống lãng phí để tăng khả năng cạnh tranh”, ông Bình nhấn mạnh.
(CLO) Theo Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount, năm 2024 được xem là năm tăng giá “đột biến” của thị trường căn hộ Hà Nội. Riêng trong quý IV, giá căn hộ tăng 54% so với năm trước đó.
(CLO) IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3,3% năm 2025, nhưng Tổng giám đốc Kristalina Georgieva cảnh báo còn quá sớm để đánh giá tác động của thuế quan Mỹ.
(CLO) Đà Nẵng đang thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất nhiều vị trí, trong đó có khu đất số 16 Bạch Đằng (phường Thạch Thang, quận Hải Châu), từng liên quan đến vụ án ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt khủng hoảng Ukraine sẽ bắt đầu "ngay lập tức".
(CLO) Thời tiết thất thường, lạnh kéo dài khiến dưa hấu kém phát triển, quả nhỏ không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên thương lái thu mua cầm chừng. Không chỉ mất mùa, vụ dưa hấu Đông Xuân 2024-2025 còn mất giá, khiến người dân lâm vào cảnh “trắng tay”.
(NB&CL) Trước phản ánh của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức họp để xem xét, giải quyết dứt điểm những kiến nghị của Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô.
(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải tái cơ cấu và tái cấu trúc lại. Theo đuổi mô hình “đa dịch vụ” có thể là một gợi ý cho nhiều toà soạn báo chí tại Việt Nam...
(CLO) Dữ liệu từ Tập đoàn Thành Công (TC Group) cho biết, chỉ có 3.074 xe ô tô Hyundai được bán ra thị trường trong tháng 1/2025. Con số này thấp hơn đến 83,1% so với sản lượng bán hàng của hãng đạt được trong tháng liền kề trước đó.
(CLO) Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa công bố danh mục Dự án xây dựng Nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề với tổng vốn đầu tư 12.756 tỷ đồng.
(CLO) Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ nước ngoài đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu.
(CLO) Nữ diễn viên nổi tiếng Scarlett Johansson kêu gọi ban hành luật bảo vệ công chúng khỏi trí tuệ nhân tạo (AI) sau khi một video deepfake có hình ảnh cô và nhiều ngôi sao khác xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
(CLO) Sáng 13/2, gần 2.000 thanh niên ưu tú của tỉnh Phú Thọ đã sẵn sàng, náo nức lên đường nhập ngũ vào các đơn vị Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3,3% năm 2025, nhưng Tổng giám đốc Kristalina Georgieva cảnh báo còn quá sớm để đánh giá tác động của thuế quan Mỹ.
Nga lao đao khi 265 tàu dầu bị trừng phạt, đẩy chi phí vận chuyển tăng 48% chỉ trong một tháng, khiến xuất khẩu đình trệ và doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.
(CLO) Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua, các chính sách ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển.
(CLO) Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tháng 1/2025, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 7.233 tỷ đồng, tăng 66,7% so với tháng trước và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
(CLO) Mỹ có thể nhận quyền tiếp cận khoáng sản đất hiếm trị giá 500 tỷ USD từ Ukraine sau khoản viện trợ hơn 300 tỷ USD - một thỏa thuận lớn định hình tương lai khu vực.
(CLO) Ngày 11/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị nghe và cho ý kiến về kịch bản tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2025 đạt 14% do UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng. Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
(CLO) Bất chấp lệnh trừng phạt từ phương Tây, kim ngạch thương mại Nga - Kazakhstan vẫn vượt 2.600 tỷ ruble, với dòng vốn đầu tư hai chiều đạt hơn 33,7 tỷ USD.