Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi màu sắc trên Google Calendar
(CLO) Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi màu sắc trên Google Calendar, từ tùy chỉnh lịch, sự kiện đến giao diện, giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và trực quan hơn.
Theo dõi báo trên:
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đây là năm kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 2025 cũng là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống chính trị đã xác định năm 2025 là năm “tăng tốc, bứt phá”.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội trong năm 2025.
Đâu sẽ là động lực tăng trưởng năm 2025? Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: Việt Nam có một số động lực tăng trưởng “truyền thống” đó là tiêu dùng trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu và chi tiêu Chính phủ. Nhìn nhận kết quả từ năm 2024, ông Hùng cho biết: Năm 2024, FDI tiếp tục là điểm sáng của Việt Nam. Do đó, trong năm 2025, FDI có thể vẫn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với xuất nhập khẩu vẫn cần phải theo dõi thêm. Bởi, hiện nay xu hướng chung của thị trường thế giới đang hạ nhiệt, có thể triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu của năm 2025 sẽ không đạt được kỳ vọng. |
Ngày 12/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết số 158/2024/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Theo Nghị quyết 158, Quốc hội tiếp tục đề ra 15 chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, một trong số đó là đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu khoảng 7 - 7,5%.
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Năm 2025 sẽ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%.
Hầu hết, các ý kiến đều cho rằng, với đà tăng trưởng sẵn có của năm 2024, kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu tăng trưởng GDP 7 - 7,5% trong năm 2025 được Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi, thậm chí mốc 8% vẫn có thể đạt được.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn, mạnh dạn đặt mục tiêu 8% năm 2025 là có cơ sở.
Bởi lẽ, sự tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2024 có thể dẫn thêm vào năm 2025, năm cuối cùng của kế hoạch năm 2021- 2025. Đồng thời, trong năm 2025 có nhiều nhân tố mới với các thay đổi mang tính căn cơ, đặc biệt là thay đổi về thể chế đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 với nhiều luật được thông qua.
“Sự thay đổi lớn trong các luật này là tư duy đột phá, tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tư tưởng lớn của các luật là tháo gỡ những điểm nghẽn, những vướng mắc”, ông Phương cho biết.
Các luật này sẽ có hiệu lực ngay từ đầu năm 2025, điểm rơi có thể kích thích tăng trưởng thông qua giải phóng nguồn lực lâu nay bị ách tắc đóng góp phần lớn cho tăng trưởng từ năm 2025.
Theo Thứ trưởng, với quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phấn đấu mức tăng 8%. Đây cũng là bước để chuẩn bị sẵn sàng như Tổng Bí thư đã nêu: Chúng ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
“Hướng tới mục tiêu năm 2045 dài hạn hơn là nước phát triển có mức thu nhập cao. Để đạt được mục tiêu dài hạn như vậy, chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Chúng ta không bàn đến vấn đề quá sức hay không quá sức mà đã đặt ra thì phải quyết tâm làm”, ông Phương nói.
Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Năm 2025 là năm cuối cùng của chặng đường tăng trưởng kinh tế 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025.
“Năm cuối thường là năm tăng tốc, bứt phá. Vì vậy, Việt Nam đang thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra”, TS. Nguyễn Tú Anh nói.
Một trong những thay đổi lớn đó là thông điệp rất rõ từ những lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Theo TS Nguyễn Tú Anh, từ trước tới nay, Việt Nam luôn đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững và đặt mục tiêu ổn định lên trước tăng trưởng. Tuy nhiên, trong năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu “nhanh để ổn định”, chứ không phải “ổn định rồi mới nhanh”. Điều này cho thấy, Việt Nam chấp nhận các rủi ro cao hơn để đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.
“Trước đây, Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%/năm, nhưng bây giờ đã điều chỉnh khoảng 4,5%/năm. Tương tự, trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách, trước đây Việt Nam đặt mục tiêu đâu đó khoảng 3%/năm, nhưng nay đã đặt thâm hụt ngân sách cao hơn 3,7%/năm, thậm chí trong giai đoạn 2025 - 2030 có thể còn cao hơn nữa. Như vậy, Việt Nam đang chấp nhận các rủi ro mới, chấp nhận thâm hụt ngân sách để tạo ra sức bật cho nền kinh tế”, ông Tú Anh nói.
Mặc dù vậy, để tiếp tục đà bứt phá trong năm 2025, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn từ thế giới và đến từ chính nội tại của nền kinh tế.
TS Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Ban Phân tích và Dự báo kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với toàn cầu. Vì vậy, mỗi khi thế giới “biến động” đều ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Theo dự báo của TS Nguyễn Hữu Thọ, tình hình thế giới năm 2025 có thể tiếp tục bất ổn, khó lường, thậm chí có phần phức tạp hơn, dẫn đến việc giao thương kinh tế với các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể bị gián đoạn. Thế nhưng, với những kinh nghiệm ứng phó trước đó, nhất là sau đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ “vượt bão” thành công.
“Năm 2025 chúng tôi cho rằng địa chính trị trên thế giới có sự bất ổn, nhiều diễn biến khó lường tuy nhiên tăng trưởng kinh tế toàn cầu được đánh giá sẽ khởi sắc hơn nhờ phục hồi của tăng trưởng thương mại và kiểm soát lạm phát tốt hơn”, TS Nguyễn Hữu Thọ nói.
Về nội tại của nền kinh tế, TS Nguyễn Hữu Thọ nêu một thực trạng đáng lưu ý, đó là việc các “đầu tàu” kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Đơn cử, TP HCM, tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước năm 2023 thấp hơn 2,5% so với năm 2015. Tương tự, Bà Rịa - Vũng Tàu có tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước năm 2023 thấp hơn 2,2% so với năm 2015. Do đó, TS Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, để năm 2025 có kết quả tốt, cần những tiến bộ vượt bậc.
Kiến nghị một số giải pháp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025, TS Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hai hướng với trọng tâm là cắt bỏ những điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết.
Bên cạnh đó là định vị lại mục tiêu đến năm 2030 - 2040 để hoàn thiện thể chế một cách tốt nhất, hạn chế việc phải sửa đổi nhiều lần. Ngoài ra, cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
“Tăng cường tháo gỡ các rào cản khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã ban hành trong năm 2023 và 2024, với tinh thần tăng cường chọn bỏ các điều kiện, thủ tục kinh doanh để theo sát, theo đúng tín hiệu thị trường, vai trò của thị trường”, ông Thọ nhấn mạnh.
Trang Anh
(CLO) Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi màu sắc trên Google Calendar, từ tùy chỉnh lịch, sự kiện đến giao diện, giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và trực quan hơn.
(CLO) LineageOS 22 chính thức hỗ trợ Pixel 9, mang đến trải nghiệm tùy chỉnh sâu trên Android 15, với nhiều tính năng mới và cập nhật bảo mật, mở rộng tiềm năng thiết bị.
(NB&CL) Các ý kiến đều cho rằng, với đà tăng trưởng sẵn có của năm 2024, kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu 7 - 7,5%, thậm chí là 8% là hoàn toàn khả thi.
(NB&CL) “Việt Nam đang ra sức phấn đấu, bứt tốc để có thể hiện thực hóa một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững, không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đó là tầm nhìn, là mục tiêu và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế hôm nay và mai sau”. Khẳng định ấy của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chính là mục tiêu mà đối ngoại Việt Nam năm 2024 hướng tới và nhận được sự ghi nhận lớn từ cộng đồng quốc tế.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, bạo lực vũ trang hay sự chia rẽ sâu sắc địa chính trị toàn cầu, thế giới năm 2024 tiếp tục đối mặt với một cuộc chiến lớn khác là chống lại thông tin sai lệch, tin giả và lừa đảo. Vấn nạn này sẽ là câu chuyện truyền kỳ khó có hồi kết và được dự báo sẽ ngày càng nghiêm trọng, nếu thế giới không chung tay đưa ra những biện pháp quyết liệt.
(NB&CL) Di sản văn hóa gồm những hiện vật, công trình hay lễ hội truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ là một nguồn tài nguyên vô giá, không chỉ để bảo tồn mà còn có thể khai thác một cách bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, di sản văn hóa vẫn thường bị coi là những tài nguyên thầm lặng, ít được chú trọng khai thác đúng mức. Khi mà thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của các ngành công nghiệp sáng tạo và du lịch, việc nhận thức và phát triển di sản văn hóa như một động lực phát triển là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm đặc biệt.
(CLO) Trong thông điệp năm mới được truyền hình trực tiếp vào thứ Ba (31/12), Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và có thể vượt qua những khó khăn để tiếp tục phát triển vào năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) vừa mở thầu cho gói thầu xây lắp duy nhất của Dự án Tuyến đường đại lộ Nam Sông Mã (đoạn từ Đông Quốc Lộ 10 đến đường ven biển).
(CLO) CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) ghi nhận doanh thu sụt giảm, tỷ trọng thị phần ngày càng giảm. Bên cạnh đó, VND vừa lên kế hoạch huy động thêm 2.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.
(CLO) Đông nghịt người đổ về các địa điểm bắn pháo hoa tại TP HCM để chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng đặc sắc, hân hoan đón chào năm mới 2025.
(CLO) Trong Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế năm 2025, Huế dự kiến doanh thu từ du lịch khoảng 11.200 tỉ đồng.
(CLO) Nhận định Brentford vs Arsenal, 00h30 ngày 2/1/2025 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Brentford vs Arsenal cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Theo Ban tổ chức, Festival Hoa Đà Lạt năm nay đã đón 2 triệu lượt du khách, tổng doanh thu đạt hơn 3.600 tỷ đồng, góp phần giúp Lâm Đồng đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.
(CLO) Nhận định Việt Nam vs Thái Lan, 20h ngày 2/1 tại AFF Cup 2024; dự đoán tỉ số Việt Nam vs Thái Lan cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Trung Quốc vừa công bố trạm gốc 5G di động được cho là đầu tiên trên thế giới, đã vượt qua các thử nghiệm nghiêm ngặt và sẵn sàng triển khai trên chiến trường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng. Nghị định này quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
(CLO) Chiều 31/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính và trực tuyến tại 62 điểm cầu tỉnh, thành phố để tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Tháng 11, Saudi Arabia nhập khẩu 4,26 triệu tấn dầu Nga, vượt Ấn Độ, khi châu Á dẫn đầu tiêu thụ dầu mỏ Nga giữa cơn sóng trừng phạt.
(CLO) Sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
(NB&CL) Từ năm 2020 tới nay, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến thảm họa thiên tai và dịch bệnh, mới đây là cơn bão số 3 - Bão Yagi. Trước những thảm họa đó, nhiều giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả, đồng thời tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, trong đó chính sách tài khoá được cho là đã mang lại nhiều kết quả tích cực nhất.
(NB&CL) Các chính sách tài khoá được thực hiện liên tục từ sau đại dịch COVID-19 cho đến nay là cố gắng nỗ lực rất lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ phục hồi, phát triển, đóng góp trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn tới chính sách tài khoá có lẽ không cần tiếp tục phải mở rộng.
(CLO) Ukraine vừa ký thỏa thuận vay 15 tỷ USD từ Hoa Kỳ, đảm bảo bằng tài sản Nga bị đóng băng, mở ra hy vọng tài chính giữa khủng hoảng leo thang.
(CLO) Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt trên 12% theo Công điện số 140 về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, HĐND tỉnh Quảng Ninh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng mục tiêu tăng trưởng cho từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.
(NB&CL) Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các dự án đầu tư công từ năm 2025 và các năm tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan đã quyết liệt chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến dự án đầu tư công.
(CLO) Bộ Tài chính đang xây dựng tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (TK, CLP).