Google ra mắt bản xem trước Android 16: Những tính năng mới đáng chú ý
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
Theo dõi báo trên:
6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón gần 70 triệu lượt khách, trong đó có 5,6 triệu lượt khách quốc tế và gần 64 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch ước đạt 343.100 tỷ đồng, tăng 1,45% so cùng kỳ 2019 là 338.200 tỷ đồng. Những thông tin này cho thấy, ngành du lịch phục hồi rất mạnh mẽ, thậm chí tổng thu còn vượt năm 2019, là thời điểm du lịch làm ăn phát đạt trước dịch COVID-19. Ngành du lịch Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực rất gay gắt, vượt lên được các nước đòi hỏi nỗ lực rất lớn.
Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch nước nhà thời gian qua đã nhận nhiều sự quan tâm của Chính phủ. Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững vừa ban hành ngày 18/5, thì tới 24/6 Quốc hội đồng ý kéo dài thời hạn thị thực (visa) điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày cho khách quốc tế đến Việt Nam, với giá trị nhập cảnh nhiều lần; nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày…
Đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023, tuy nhiên chỉ trong 6 tháng đầu năm du lịch Việt Nam đã đi được gần 3/4 chặng đường. Với việc nới lỏng trong chính sách visa (sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8), cánh cửa du lịch Việt đang rộng mở, hứa hẹn một mùa vàng bội thu. Dự báo của các công ty lữ hành, sau những tháng cao điểm của mùa du lịch hè, từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 4 năm sau sẽ là thời điểm “vàng” đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Sau một thời gian “đóng băng” rồi phục hồi, có thể thấy, chưa khi nào du lịch Việt Nam lại “rộn ràng” như thời điểm hiện tại. Nhằm đón đầu dòng khách quốc tế, mới đây hàng loạt các sự kiện quảng bá du lịch tại các địa phương đã được triển khai như du lịch xanh, du lịch biển đảo, du lịch golf, du lịch nghỉ dưỡng… với nhiều chương trình, sản phẩm du lịch nổi bật.
Có thể kể đến như chương trình “Hồ và suối đẹp” tại Bình Thuận; các hoạt động ngoài trời hấp dẫn tại TP.HCM; tham quan bằng du thuyền ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); du lịch xanh ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La); vẻ đẹp độc đáo của Bàu Trắng (Bình Thuận); Gia Lai - Hòn ngọc của Tây Nguyên...
Không những mang đến cho du khách quốc tế trải nghiệm mới hấp dẫn, ngành “công nghiệp không khói” của Việt Nam còn liên tiếp “ghi điểm” với hàng loạt những đánh giá “có cánh” của các tạp chí du lịch uy tín quốc tế. Đơn cử như, chuyên trang du lịch The Travel của Canada xếp Việt Nam đứng thứ 7 trong 10 quốc gia lý tưởng hàng đầu có giá cả phải chăng để làm việc từ xa trên toàn thế giới; Tạp chí du lịch Wanderlust của Anh đã đưa 3 di sản của Việt Nam là Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vào Top các Di sản ấn tượng nhất Đông Nam Á - tuyến đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc Nam) dẫn đầu danh sách 9 hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới do chuyên trang du lịch quốc tế nổi tiếng Lonely Planet bình chọn... Đặc biệt, mới đây công cụ tìm kiếm du lịch Explore Worldwide (Anh) cũng đưa ra phân tích dữ liệu tăng trưởng từ Google, thống kê những điểm đến thịnh hành nhất cho khách đi du lịch một mình và Hà Nội đứng đầu danh sách này, bên cạnh TP.HCM xếp vị trí thứ 6.
Ông Hoàng Nhân Chính - Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam nhận định, việc Quốc hội thông qua những chính sách thuận lợi hơn về thị thực, nhiều khả năng là ngành du lịch Việt Nam sẽ đón được khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế, tức gấp rưỡi so với kế hoạch đã đặt ra trong năm nay. Khi áp dụng chính sách miễn thị thực có thể thu hút được thêm từ 5 - 25% số lượng khách du lịch quốc tế đến trong năm.
Lãnh đạo Cục Du lịch đánh giá chưa bao giờ, cái tên Việt Nam đến gần với du khách thế giới như bây giờ. Gần như tuần nào chúng ta cũng có 1 điểm đến, 1 khách sạn, 1 công trình, 1 doanh nghiệp hoặc 1 món ăn nằm trong top đầu các danh sách tầm châu lục và thế giới, do các hãng thông tấn uy tín quốc tế bình chọn. Chúng ta đang là điểm đến được 2 thị trường lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc ưa chuộng. Người dân các nước thị trường xa như châu Âu, Mỹ sau khi đến Việt Nam đều giữ được ấn tượng tốt và bỏ phiếu cho chúng ta trong các cuộc bình chọn.
“Chính sách visa đã được mở, đây là cú hích rất mạnh đối với ngành du lịch khi mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm sắp đến. Mục tiêu đón 8 triệu khách trong năm nay hoàn toàn có khả năng vượt nhờ vào động lực tăng trưởng ở mùa cao điểm khách quốc tế và những chính sách thuận lợi mới được thông qua. Chúng tôi kỳ vọng cùng với các quy định xuất nhập cảnh, danh sách các nước được miễn thị thực cũng sẽ sớm được mở rộng. Ngành du lịch giai đoạn tới sẽ tiếp tục tăng cường liên kết, xây dựng các chương trình quảng bá, hình thành thêm nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Du lịch Việt Nam giai đoạn tới chắc chắn sẽ bật dậy rất nhanh”, lãnh đạo Cục Du lịch tự tin khẳng định.
Được ví như 1 trong 2 cánh của chiếc máy bay, ngành hàng không cũng háo hức không kém khi du lịch tháo được nút thắt visa để cùng cất cánh. Đại diện Hãng hàng không Vietravel Airlines đánh giá Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để mở rộng thị trường khách với đối tượng đa dạng. Mới đây, danh sách Michelin Hà Nội và TP.HCM đã được công bố, đánh dấu mốc lịch sử Việt Nam chính thức sở hữu cuốn “kinh thánh” của ẩm thực tinh hoa thế giới. Nhiều khách nước ngoài sẽ biết đến Việt Nam, muốn đến Việt Nam, không còn chỉ vì thiên nhiên, văn hóa mà còn để trải nghiệm nền ẩm thực đã được ghi danh vào tinh hoa ẩm thực thế giới.
“Việc nới gia hạn thị thực, tăng thời gian lưu trú của du khách là bước chuyển đổi rất lớn thể hiện quyết tâm thực hiện chủ trương đột phá du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Trên đà này, nếu danh sách các nước được miễn visa nhanh chóng mở rộng thì sẽ tạo thêm cơ hội rất lớn thúc đẩy khách quốc tế đến Việt Nam ngay từ quý 3 năm nay. Càng nhiều khách quốc tế tới Việt Nam, du lịch càng sớm phục hồi toàn diện thì hàng không càng phát triển” - đại diện Vietravel Airlines nhấn mạnh.
Giới chuyên gia nhận định, với những tín hiệu tích cực hiện nay, mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế hoàn toàn trong tầm tay, thậm chí có thể vượt. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng, du lịch Việt Nam cũng đối diện với không ít rào cản, thách thức. Bởi các chính sách visa không phải là điều kiện cốt lõi, mà chỉ là một trong những yếu tố thu hút du khách. Để thu hút khách du lịch quốc tế và giữ chân du khách lưu trú dài ngày tại Việt Nam, đồng thời kích thích họ chi tiêu nhiều hơn, điều quan trọng vẫn là nâng cao chất lượng điểm đến, dịch vụ, hạ tầng…
CEO Lux Group Phạm Hà nhận định, ngoài việc nới lỏng chính sách visa của Việt Nam, cũng cần cải thiện hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia và tạo mới thông điệp rõ ràng cho từng thị trường mục tiêu và từng phân khúc. Điều này đòi hỏi sự chuyên môn và chuyên nghiệp, với các đội ngũ chuyên trách và năng lực giao tiếp trong ngôn ngữ của khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
Còn theo Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh, chúng ta đã có những cơ chế mở cho việc đón khách và thực hiện mục tiêu nhưng cần phải triển khai mở rộng hơn nữa trong vấn đề tạo điều kiện cho khách đến Việt Nam một cách đơn giản nhất. Khi khách đã tới Việt Nam mà vẫn gặp phải nhiều thủ tục khai báo, mất nhiều quy trình gây phiền hà thì du khách sẽ nản. Ông Quỳnh cũng cho rằng, các nước khác tạo điều kiện tốt nhất để khách du lịch mang tiền đến chi tiêu, mang tiền đến đầu tư thì chúng ta hiện tại lại mới chỉ “mở hé cửa”.
“Tôi nghĩ rằng cần đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành để có một tiếng nói chung vừa đảm bảo an ninh nhưng thu hút khách tốt nhất. Tạo điều kiện tốt nhất để thu hút du khách và đơn giản hóa mọi vấn đề kiểm soát để tăng hiệu quả khách đến cũng như đạt được mục tiêu đề ra” - ông Quỳnh nói.
Thực tế cho thấy, du lịch Việt Nam trong năm 2023 hoàn toàn có khả năng hoàn thành mục đón được 8 triệu, thậm chí là 10 triệu đến 12 triệu khách quốc tế. Nhưng để du lịch Việt Nam xứng đáng là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á, ngành du lịch vẫn cần phải tiếp tục làm mới mình.
Bước vào chặng đường bứt tốc phục hồi, kinh tế xanh được Chính phủ, Quốc hội hậu thuẫn khi ban hành các Nghị quyết, chính sách cởi mở. Các địa phương “hot” đã nhanh chóng tìm cho mình lối đi riêng. Điển hình như Đà Nẵng, tiếp nối Lễ hội pháo hoa quốc tế 2023, địa phương công bố Lễ hội tận hưởng mùa hè 2023 - “Wow Đà Nẵng” với nhiều hoạt động mới lạ và ấn tượng.
Mới đây, Khánh Hòa tổ chức sự kiện Festival biển 2023 với hơn 60 hoạt động, sự kiện văn hóa - nghệ thuật nhằm quảng bá du lịch. Độc đáo nhất là phần trình diễn ánh sáng kết hợp 1.653 drone (phương tiện bay không người lái) trong đêm khai mạc, giúp du khách hiểu hơn về Nha Trang - Khánh Hòa qua ngôn ngữ ánh sáng. Tháng 6 vừa qua, Thừa Thiên - Huế tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới, thu hút sự quan tâm của người dân trong nước và khách quốc tế.
Hà Nội chọn con đường phát triển du lịch bằng mục tiêu trở thành “Thành phố sự kiện”. Cách làm này giúp cả cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đều được hưởng lợi. Với doanh nghiệp quy mô lớn và năng lực cao có thể “bao sân” cho toàn bộ sự kiện, còn các doanh nghiệp nhỏ, lẻ có thể cung cấp dịch vụ từng phần như vận chuyển, khách sạn, ăn uống, hội họp, tham quan...
Năm 2022, việc Thủ đô được World Travel Awards (WTA) bình chọn là Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới năm 2022 (World’s Leading City Break Destination 2022) đã giúp trái tim của cả nước dần trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện của du khách trong và ngoài nước.
Nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến “An toàn-Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” tới khách du lịch, từ tháng 3/2023, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2023 - Get on Hà Nội 2023” với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” khởi động chuỗi 50 sự kiện sẽ kéo dài suốt năm.
Song, làm thế nào để “Thành phố sự kiện” Hà Nội thực sự chất lượng, trở thành điểm đến của thế giới lại cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Với một không gian lớn, không ngừng được mở rộng như thời gian qua, Hà Nội cần phải được quy hoạch không gian - thời gian, cách vận hành, quản lý các lễ hội, sự kiện hợp lý.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng việc cùng lúc tổ chức nhiều lễ hội cũng là bất lợi. Theo ông, Hà Nội hiện có không gian lớn, có cả văn hóa xứ Đoài sáp nhập thì khối lượng công việc rất lớn. Do đó cần người có chuyên môn tham gia vào quy hoạch và vận hành, quản lý hợp lý. Muốn trở thành điểm dừng chân của các sự kiện quy mô lớn trong nước và quốc tế, du lịch Thủ đô cũng cần sẵn sàng một hệ sinh thái các sản phẩm đồng hành cho du khách trải nghiệm.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết Du lịch Thủ đô xác định tập trung cho một số nhóm sản phẩm tạo điểm nhấn riêng biệt, trong đó tiếp tục ưu tiên phát triển và làm mới các sản phẩm du lịch văn hóa, ưu tiên phát triển các dịch vụ gia tăng trải nghiệm như tuyến du lịch đường sông kết nối các điểm đến làng nghề, di tích văn hóa; mở rộng tuyến xe buýt 2 tầng kết nối khu vực nội thành với các điểm đến khu vực ngoại thành.
Theo kế hoạch, Sở Du lịch Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển du lịch golf kết hợp du lịch MICE, bằng cách phối hợp với Hiệp hội Du lịch golf, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng và phát triển 1-2 sản phẩm tour, tuyến du lịch golf hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh; phát triển các sản phẩm du lịch thể thao gắn với các giá trị tài nguyên tự nhiên như: du lịch leo núi, đạp xe đạp tại khu vực Sóc Sơn, Ba Vì; sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm đu dây (Zipline), bay khinh khí cầu hay bắn cung tại Long Biên, Ba Vì, Sóc Sơn…
Mỗi địa phương đều có sáng kiến, sáng tạo, tổ chức được nhiều sự kiện, đưa ra được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, thì mới có được sự bừng sáng một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới.
Khánh An
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Tottenham cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.