Muốn chấn hưng giáo dục, phải có sự chung tay của phụ huynh và toàn xã hội

Thứ năm, 14/12/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sự việc nhiều giáo viên bị học sinh và phụ huynh bạo hành xảy ra ngày một nhiều cho thấy đạo đức và truyền thống “tôn sư trọng đạo” đang đi xuống. Để chấn hưng không thể phó mặc một mình cho ngành giáo dục và thầy cô.

Sự kiện: Giáo dục

Học sinh, phụ huynh nhiều nơi hỗn láo, xem thường thầy cô

Các vụ việc điển hình cho sự đi xuống của truyền thống tôn sư trọng đạo là vụ giang hồ vây đánh thầy hiệu phó ở Bình Thuận và học sinh lớp 6 và 7 tấn công tập thể cô giáo xảy ra tại Tuyên Quang.

Theo đó, thầy Nguyễn Đình Thiều - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Tân, Bình Thuận bị côn đồ đi cùng cha của học sinh đánh gây thương tích phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân, ngày 13/10, Ban ngoài giờ của nhà trường, gồm thầy Thiều, thầy Trọng và cô Nguyễn Thị Thanh Lành - giáo viên chủ nhiệm lớp 11A2 mời học sinh Nguyễn Ngọc Gia H. lớp 11A2 xuống phòng quản sinh để phối hợp xử lý hiện tượng học sinh lớp 11A2 nhận được lời mời kết bạn của nhiều tài khoản Facebook lạ. Chỉ vì việc ấy, cha của học sinh Nguyễn Ngọc Gia H. đã kéo côn đồ đến nhà của thầy Trọng và thầy Thiều tấn công gây thương tích nghiêm trọng dẫn đến thầy Thiều phải đi cấp cứu.

muon chan hung giao duc phai co su chung tay cua phu huynh va toan xa hoi hinh 1

Hình ảnh được cắt từ clip giáo viên ở Tuyên Quang bị học sinh dồn vào tường.

Đặc biệt, điển hình nhất mới đây là trường hợp trong giờ học, cô giáo Phan Thị H. - nữ giáo viên bộ môn âm nhạc Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) đã bị nhiều em học sinh chửi tục, xúc phạm tập thể. Điều này khiến cô gần ngất xỉu. Vụ việc được biết đến sau khi một clip ghi lại cảnh này được đưa lên mạng xã hội. Dư luận khi nhìn cảnh này đã phải bức xúc và lên án mạnh mẽ hành vi bạo hành, xem thường giáo viên của học sinh. Nhiều người thậm chí đã cho rằng, đây là điển hình của tâm lý xem thường thầy cô của học sinh hiện nay.

Bình luận về vụ việc này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, trước tiên, vụ việc ở Tuyên Quang khiến bà cảm thấy rất buồn. Đây không phải lần đầu tiên hồi chuông cảnh báo về bạo lực học đường, về sự xuống cấp đạo đức, văn hóa trong một bộ phận học sinh được gióng lên. Tuy nhiên, với vụ việc này, mọi thứ dường như nghiêm trọng hơn. Bởi lẽ, những người gây ra bạo lực học đường là các em học sinh cấp THCS - những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn rất ngây thơ và non nớt trong mắt cha mẹ, người thân. Còn người chịu bạo lực là cô giáo trực tiếp giảng dạy các em.

Nếu không trực tiếp xem đoạn clip được đưa lên các mạng xã hội thì chính bản thân tôi cũng không tin nổi rằng những học trò mới chỉ học lớp 7 có thể buông lời xúc phạm, nhục mạ chính cô giáo đang giảng dạy mình, ném dép vào cô, nhét rác vào cặp cô... Bởi đó là những ứng xử khủng khiếp đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đi ngược lại những nỗ lực của toàn ngành giáo dục trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trường học đường văn minh” - Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bình luận.

Sau khi vụ việc gây chấn động tại Tuyên Quang xảy ra, nhiều giáo viên vô cùng bức xúc. Cô Phạm Thị Tú Anh - giáo viên tại một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, hiện nhà giáo không có quyền gì trong dạy đạo đức cho học sinh. Gặp học sinh hỗn hào giáo viên đành bó tay vì không có cách nào ngay cả quát mắng. Cô Nguyễn Thị Minh A. - một giáo viên tiểu học chia sẻ, cô dạy lớp 3, trong lớp có một học sinh chuyên đi học muộn. Sự việc này kéo dài gần như hết cả học kỳ. Giáo viên có giáo dục, căn dặn thế nào thì sáng mai học sinh này vẫn đến muộn. Lý do, mẹ của bé cho rằng, đi học muộn không chết ai, giáo viên chả có quyền gì để kỷ luật học sinh nếu chuyên đi học muộn.

Thầy cô, nhà trường cần sự chung tay của toàn xã hội

Thực tế, những vụ việc học sinh và phụ huynh xem thường thầy cô, bạo hành thầy cô đang xảy ra như cơm bữa. Việc chửi bới, dọa nạt, xúc phạm thầy cô hằng ngày đang bào mòn tâm huyết của  giáo viên. Thậm chí, nhiều người đã chọn con đường là bỏ nghề để chuyển sang nghề mới vừa có thu nhập cao, lại được xã hội trọng vọng. Do đó, để giáo dục “cất cánh”, không chỉ thầy cô thay đổi, ngành giáo dục thay đổi mà phụ huynh học sinh và cả xã hội phải thay đổi.

muon chan hung giao duc phai co su chung tay cua phu huynh va toan xa hoi hinh 2

Hành hung thầy cô đang ngày một nhiều lên, báo động về sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội và mai một của truyền thống “tôn sư trọng đạo".

Thực trạng phụ huynh “khoán trắng” việc dạy học cho giáo viên cần thiết phải được chấn chỉnh. Nhiều gia đình thờ ơ với việc học của con em, họ không trọng chữ, không quan tâm nhiều đến về việc lĩnh hội tri thức của con mình. Chính những học sinh con của các gia đình không xem việc học ra gì nên nỗ lực của giáo viên gần như đổ sông đổ bể. Ngoài việc nhiều gia đình thờ ơ với việc học thì nhiều địa phương cũng không quan trọng lắm sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất, trụ sở thì xây to nhưng học sinh vẫn học trong khu nhà tạm, trường học thì thiếu sách vở, dụng cụ học tập. Sự thiếu quan tâm đối với nhà trường và thầy cô cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học và đạo đức học đường đi xuống.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với thầy Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam. Vị chuyên gia này cho rằng, một mình ngành giáo dục đổi mới là chưa đủ. Giáo dục phải cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó phụ huynh và chính quyền địa phương phải cùng đồng hành.  “Hiện nay, chất lượng giáo dục không đồng đều giữa từng học sinh và giữa các nhà trường. Các địa phương phải xác định, nhà trường luôn luôn là pháo đài tri thức của địa phương, nơi tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương. Chất lượng giáo dục không tự dưng mà có, không thể phó mặc hoàn toàn cho giáo viên” - thầy Nguyễn Tùng Lâm nhận định.

Cũng theo chuyên gia này, truyền thống “Tôn sự trọng đạo” không còn nữa là điều rất nguy hiểm. Phụ huynh coi cô thầy là thợ dạy, đi dạy để kiếm ăn mà không xem giáo viên như những kỹ sư tâm hồn. Nhiều phụ huynh không xem trọng sự cống hiến, lao động đặc thù của nghề giáo. “Điều này cần được chấn chỉnh. Ngành giáo dục giờ có nhiều triết lý hay, nhiều mô hình tốt, nhưng chỉ có thầy cô thay đổi mà xã hội và phụ huynh không chịu thay đổi thì rất khó để nâng chuẩn” - thầy Nguyễn Tùng Lâm nói.

Như vậy, qua trao đổi với chuyên gia và phụ huynh có thể thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Các vụ việc bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt là bạo lực đối với thầy cô giáo là biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức xã hội, sự xem thường vị trí, vai trò của người thầy. Trong một xã hội như vậy rất khó để nói đến nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, để chấn hưng giáo dục, phụ huynh, chính quyền địa phương phải quan tâm, đồng hành nhiều hơn nữa đối với nghề giáo, sự nghiệp trồng người.

Cần bám sát 3 chữ “lý” để chấn hưng giáo dục

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, để tránh bạo lực học đường, nâng cao chất lượng giáo dục thì cần bám sát 3 chữ “lý”. Trước hết, giáo dục cần phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh, với từng nhà trường, từng địa phương. Các nhà trường cần đưa nội dung giáo dục giá trị sống (giá trị yêu thương, tôn trọng, tha thứ, rút kinh nghiệm chịu trách nhiệm…), kỹ năng sống (kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, thương lượng, hòa giải…) vào chương trình chính khóa một cách nghiêm túc. Công tác quản lý của nhà trường phải đề cao tính kỷ luật, thầy ra thầy, trò ra trò, phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Trong vấn đề quản lý, cần đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, lực lượng hỗ trợ, giám sát để kịp thời phát hiện và đảm bảo an ninh an toàn trường học. Các vụ việc nếu vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm, triệt để, để làm gương.

Trinh Phúc

Tin mới

Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đời sống văn hóa
Bộ Công Thương đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro từ các biến động thương mại quốc tế

Bộ Công Thương đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro từ các biến động thương mại quốc tế

(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

Kinh tế vĩ mô
Khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025: Hứa hẹn những trận cầu nảy lửa trên quê hương Đất Tổ

Khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025: Hứa hẹn những trận cầu nảy lửa trên quê hương Đất Tổ

(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.

Thể thao
Ấn tượng Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” tại Phú Thọ

Ấn tượng Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” tại Phú Thọ

(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.

Du lịch
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.

Tin tức
Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
Đánh con 2 tuổi nhập viện khi giải quyết mâu thuẫn với bố

Đánh con 2 tuổi nhập viện khi giải quyết mâu thuẫn với bố

(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.

Vụ án
Hà Nội: Không để 'tranh tối tranh sáng' trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng

Hà Nội: Không để 'tranh tối tranh sáng' trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.

Tin tức
Nghệ An: Bắt nhóm đối tượng dùng hung khí gây án rồi trốn vào Nam

Nghệ An: Bắt nhóm đối tượng dùng hung khí gây án rồi trốn vào Nam

(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.

Vụ án
Dự báo thời tiết ngày 4/4: TP HCM nắng nóng gay gắt, có nơi trên 36 độ

Dự báo thời tiết ngày 4/4: TP HCM nắng nóng gay gắt, có nơi trên 36 độ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.

Môi trường và cuộc sống
Gia Lai: Người đàn ông hơn 60 tuổi hiếp dâm cháu bé 5 tuổi

Gia Lai: Người đàn ông hơn 60 tuổi hiếp dâm cháu bé 5 tuổi

(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.

Vụ án
Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.

Tin tức
Cục Điện ảnh tìm kiếm kịch bản phim hướng tới 100 năm thành lập Đảng

Cục Điện ảnh tìm kiếm kịch bản phim hướng tới 100 năm thành lập Đảng

(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Con trai châm lửa đốt nhà cha ruột

Kon Tum: Con trai châm lửa đốt nhà cha ruột

(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.

Đời sống
Hàn Quốc phá vụ buôn lậu cocain lớn nhất lịch sử

Hàn Quốc phá vụ buôn lậu cocain lớn nhất lịch sử

(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.

Thế giới 24h
Lê Quang Liêm vô địch Giải cờ vua trực tuyến thế giới Titled Tuesday

Lê Quang Liêm vô địch Giải cờ vua trực tuyến thế giới Titled Tuesday

(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.

Giáo dục
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).

Giáo dục
Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.

Giáo dục
Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.

Giáo dục
Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.

Giáo dục
Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp 'săn đón' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp "săn đón" nhân lực chất lượng cao

Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Giáo dục
NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.

Giáo dục
Chấm dứt dạy thêm, học thêm phải là mệnh lệnh của toàn ngành

Chấm dứt dạy thêm, học thêm phải là mệnh lệnh của toàn ngành

(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.

Giáo dục
'Thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng'

"Thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng"

(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.

Giáo dục