(CLO) Theo chuyên gia, yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đã khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.
Ngày 21/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Trường Đại học Luật và Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học lý luận, thực tiễn về chứng chỉ hành nghề và đạo đức nhà giáo.
Tại hội thảo, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức đã thông tin một số vấn đề chung về Dự thảo Luật Nhà giáo như sự cần thiết ra đời của Luật Nhà giáo; các giai đoạn xây dựng, soạn thảo Luật Nhà giáo; chính sách và cấu trúc trong Dự thảo Luật Nhà giáo; nguyên tắc xây dựng và một số chính sách nổi bật của Dự thảo Luật Nhà giáo.
Nhấn mạnh nhà giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh phát triển của một quốc gia, PGS.TS Lê Thái Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo là một yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các giáo viên, giảng viên đủ điều kiện và có đủ năng lực, phẩm chất để giảng dạy.
Các cơ quan cấp phép yêu cầu các ứng viên phải hoàn thành một chương trình đào tạo giáo viên được công nhận, vượt qua các kỳ thi về kỹ năng cơ bản và chuyên môn và thường xuyên cập nhật kiến thức để duy trì chứng chỉ qua các khoá đào tạo nâng cao.
Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn bảo vệ quyền lợi của người học bằng cách đảm bảo rằng họ được giáo dục bởi những người có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp. Việc tuân thủ những yêu cầu này cũng giúp tăng cường niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục và hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp của giáo viên.
“Tại Việt Nam, việc đưa ra quy định bắt buộc về cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo sẽ là một thay đổi căn bản góp phần đảm bảo chất lượng đội ngũ nhà giáo viên, về cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp”, PGS.TS Lê Thái Hưng nhận định.
Liên quan đến vấn đề đạo đức nhà giáo, GS.TS Phạm Hồng Thái, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần có những điều chỉnh thống nhất về đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo, quy định đạo đức nghề nghiệp của mọi nhà giáo cả khu vực công, khu vực tư và được áp dụng đối với cả nhà giáo nước ngoài làm việc ở các cơ sở giáo dục của Việt Nam, cơ sở giáo dục của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Không phân biệt đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo ở các cấp học.
Đồng tình với các ý kiến cho rằng cần phải có chứng chỉ hành nghề nhà giáo, theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, trên thế giới, một lĩnh vực nào đó trở thành một nghề thì đó là bước chuyển rất quan trọng cho một khái niệm. Để một việc làm trở thành một nghề thì đội ngũ phải được đào tạo ở trình độ đại học, phải có bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phải có chứng chỉ hành nghề và có tổ chức nghề nghiệp.
Khi công bố dạy học là một nghề thì đương nhiên sẽ đẩy vị thế của việc dạy học đi lên và buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề. “Điều này khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp”, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu quan điểm.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận các vấn đề xung quanh hai nội dung là chứng chỉ hành nghề và đạo đức nhà giáo liên quan đến quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên, quy định về đạo đức nhà giáo, kinh nghiệm và bài học quốc tế…
Đánh giá cao ý nghĩa hội thảo cũng như tinh thần xây dựng của các chuyên gia, nhà khoa học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhận định: Luật Nhà giáo là vấn đề mới, khó, phức tạp nên cần phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học và mọi tầng lớp trong xã hội.
Bộ GD&ĐT, Ban soạn thảo luôn lắng nghe, tổng hợp tất cả các ý kiến để cùng các chuyên gia, nhà khoa học phân tích, đánh giá, lựa chọn đưa vào Luật các nội dung, hàm lượng phù hợp.
Thứ trưởng đánh giá, các ý kiến được nêu tại hội thảo mang tính lý luận, hết sức tâm huyết, trách nhiệm, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn và phục vụ cho sự phát triển.
Về chứng chỉ hành nghề, Thứ trưởng nhấn mạnh: Các chuyên gia tại hội thảo khẳng định phải có và cần chuyên nghiệp hóa chứng chỉ hành nghề nhà giáo.
Các ý kiến tại hội thảo đã nêu rõ, tất cả tựu chung lại để phát triển đội ngũ giáo viên và phát triển ở 5 yếu tố quan trọng nhất gồm: công tác quản lý phát triển, cơ sở đào tạo giáo viên phát triển, cơ sở giáo dục sử dụng giáo viên phát triển, bản thân nhà giáo phát triển và học sinh phát triển.
Đối với đạo đức nhà giáo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ, ngoài đạo đức của một công dân, một viên chức bình thường thì cần có những đặc trưng riêng của ngành nghề. Đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo vừa là tôn vinh, trách nhiệm và tạo nên vị thế của nhà giáo.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) đã ghi nhận lãi 9 tháng đầu năm sụt giảm 29%. Cổ đông ngoại dù đã nắm quyền phủ quyết vẫn thâu tóm thêm 30 triệu cổ phiếu.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký Văn bản số 8514/UBND-NCKS về việc tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 102 ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp. Quyết định này quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới lắp động cơ nhiệt nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Sau gần 1 năm phát động thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh đã hoàn thành nhiều công trình, phần việc ý nghĩa hướng đến cộng đồng.
(CLO) Nền tảng du lịch Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2025.
(CLO) Huỳnh Hiểu Minh hiện phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về cả danh tiếng lẫn sự nghiệp khi bộ phim mới của anh có doanh thu giảm mạnh, tỷ lệ trả lại vé lên tới 10%.
(CLO) Trên mạng xã hội, không ít khán giả cho rằng trang phục của em út BlackPink ngày càng "kiệm vải". Bên cạnh vấn đề trang phục, khán giả cũng kêu ca việc giá vé tham gia sự kiện quá đắt, lên tới khoảng hơn 1.200 USD cho 80 phút trình diễn.
(CLO) Nhờ quả phạt đền ở những phút bù giờ cuối, đội tuyển Hungary đã thành công trong việc lấy 1 điểm trước đội tuyển Đức tại Nations League 2024/25, rạng sáng 20/11 (theo giờ Việt Nam).
(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tuyên bố rằng Ukraine có nhiều vũ khí tầm xa và sẽ sử dụng tất cả chúng, sau khi Kiev tiến hành cuộc tấn công vùng Bryansk của Nga bằng tên lửa ATACMS do Mỹ viện trợ.
(CLO) Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động có khả năng bảo vệ chống lại nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm sóng xung kích và bức xạ từ vụ nổ hạt nhân.
(CLO) Loạt trận vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á diễn ra vào tối 19/11 rạng sáng ngày 20/11 đã chứng kiến nhiều diễn biến hấp dẫn, làm thay đổi cục diện tại các bảng đấu. Trong đó, bảng A, B và C trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết sau những kết quả bất ngờ.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.
Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
(CLO) Chuỗi sự kiện Flashmob Day tổ chức tại Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình, mang tới năng lượng tích cực, niềm vui và không khí vui tươi chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam.
(CLO) Năm học vừa qua, với tinh thần đoàn kết tâm huyết với nghề, tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Thái Hòa (Triệu Sơn) đã vượt khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm học. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành giáo dục xã nhà nói riêng và của huyện Triệu Sơn nói chung. Bưới sang năm học mới này thầy và trò Trường Tiểu học Thái Hòa lại tiếp tục thi đua dậy tốt, học tốt để nâng cao chất lượng dậy và học.
(CLO) Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện, trong đó yêu cầu bệnh viện phải có lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu.
(CLO) Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy cho biết: “Trong nhiều năm qua, hoạt động giáo dục đào tạo với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi là hai nội dung có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng đến một mục tiêu chung là phát triển giáo dục toàn diện và đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Chưa bao giờ đội ngũ nhà giáo đông đảo, hùng hậu, được chuẩn hóa và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay”.
(CLO) Ngày 18/11, lãnh đạo tỉnh Nam Định đến thăm, chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
(CLO) Từng là một người lính hết nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Văn Hòa đi học sư phạm và trở thành nhà giáo. Gắn bó 15 năm với sự nghiệp trồng người, thầy giáo, Th.S Nguyễn Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) luôn tận tâm với nghề, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vun đắp sự nghiệp trồng người.