(NB&CL) Theo nhiều chuyên gia, hiện nay xu hướng người tham gia học nghề ngày càng nhiều, tuy nhiên việc liên thông giữa các cấp học, đặc biệt học lên đại học đang chưa thực sự thuận lợi. Việc này đang là trở ngại khiến nhiều người chưa mặn mà với việc theo đuổi học nghề.
Năm 2023, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng công tác đào tạo nghề của nước ta đã có những thành tựu nhất định. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB và XH), tuyển sinh học nghề năm 2023 ước đạt gần 2,3 triệu người học. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp là 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1.765.000 người. Tốt nghiệp năm 2023 ước đạt 2.043.000 người, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp là 346.000 người, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1. 697.000 người.
Bình luận về con số trên, nhiều chuyên gia cho rằng, điều này đã thể hiện được nỗ lực vượt khó của ngành LĐ, TB và XH trong bối cảnh thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nhiều thách thức đặt ra sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Tuy nhiên, nhiều người cũng chỉ ra, vẫn còn thực trạng nhiều người chưa mặn mà với việc học nghề. Điều này có nguyên nhân từ việc gặp khó khăn trong liên thông đào tạo giữa các cấp học. Trong khi đó, càng ngày nhu cầu học tập nâng cao trình độ, tay nghề, hoàn thiện kỹ năng của người lao động lại ngày một tăng.
Nhu cầu người học nghề theo học lên cao đẳng, đại học ngày một tăng.
Nhiều quốc gia có xu hướng ủng hộ mở rộng đào tạo liên thông
Hiện nay, nhiều quốc gia ủng hộ việc mở rộng đào tạo liên thông, ban hành các chính sách và cơ chế thông thoáng để người học có thể dễ dàng lựa chọn các chương trình đào tạo ở bậc giáo dục đại học sau khi đã kết thúc một chương trình đào tạo ở bậc giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp của người học. Điển hình các quốc gia như Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan.
Liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024 (26/12), bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra, liên thông trong đào tạo vẫn chưa được xử lý một cách tốt mà còn khó khăn, vì nó vấp phải một vấn đề là tuyên truyền chưa mạnh để có thể thấm sâu vào nhận thức của các gia đình, các phụ huynh, học sinh và bản thân học sinh về vấn đề rẽ ngang.
“Bây giờ tâm lý vẫn muốn cho con học đại học chứ không muốn đi học nghề. Nhưng hiện chính sách liên thông, hỗ trợ các cháu đi học liên thông, học bổng, học phí, rồi những điều kiện khác chưa đáp ứng. Cho nên đào tạo nghề gặp khó khăn” – bà Nguyễn Thị Doan cho biết.
Cũng theo Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, chủ trương về nâng cao chất lượng đào tạo thì rất cao. Yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là một con số lớn nhưng đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đảm bảo điều kiện cho đào tạo nghề theo hướng thực hành đang gặp khó khăn. Lao động nước ta vẫn thủ công là chính, tốc độ tăng năng suất lao động không kịp với các nước trong khu vực.
Nguồn lao động dồi dào, sáng tạo nhưng điều kiện đảm bảo để cho nguồn lao động được học hành ở nơi có trang thiết bị hiện đại, hiện đại hóa quá trình đào tạo là chưa đáp ứng. “Không một đất nước nào phát triển mà không phát triển giáo dục đào tạo, cho nên phải đầu tư cho học tập mới có nguồn lao động chất lượng cao” – nguyên Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với bà Nguyễn Thị Doan, nhiều chuyên gia nhận định khơi thông trong đào tạo liên thông là cách để thu hút người học theo học nghề và giải pháp để nâng cao chất lượng tay nghề, trình độ của người lao động.
Theo đó, đào tạo liên thông khi làm tốt sẽ tạo thuận lợi cho người học có khả năng được học tập liên tục, học tập suốt đời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tăng cường dân chủ hóa và công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần thực hiện chính sách phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và góp phần xây dựng xã hội học tập.
Đồng thời, tăng cường tính tự chủ trong giáo dục và đào tạo. Người học vì một lý do nào đó không vào được ngành học hoặc bậc học như mong đợi, họ vẫn có quyền tự do lựa chọn để tiếp tục học lên những bậc học cao hơn hoặc học những ngành nghề phù hợp khi điều kiện của bản thân và gia đình cho phép. Đào tạo liên thông còn nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong hệ thống giáo dục, đồng thời giải tỏa áp lực tâm lý của một phần không nhỏ các gia đình và học sinh thường cho rằng vào đại học là con đường duy nhất cho phát triển sự nghiệp.
Mở nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng
Cũng bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn lại có quan điểm: Nhìn nhận vào thực tế, hệ thống liên thông hiện nay được tổ chức, triển khai rất đa dạng. Mặc dù các chính sách quy định hướng đến việc mở cơ hội, tạo điều kiện học tập cho người học nhưng điều đó không có nghĩa là dễ dàng và phải được thực hiện đúng luật. Cùng với đó, đào tạo liên thông tuy được tạo điều kiện thuận lợi nhưng vẫn phải đáp ứng, thích nghi với sự thay đổi của thị trường lao động.
“Tạo điều kiện cho liên thông nhưng cũng cần phải đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo. Chất lượng nằm ở việc cần có quy định về điều kiện đầu vào, điều kiện đầu ra, khối lượng, thời lượng chương trình phải được gắn vào cụ thể” – ông Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Cần hoàn thiện cơ chế liên thông
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ LĐ, TB và XH phối hợp với Bộ GD&ĐT hoàn thiện các cơ chế liên thông về chương trình giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, trong quá trình đào tạo cần phải đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch cho tất cả các đối tượng người học. Phải nghiên cứu đảm bảo quyền lợi cho người học, đặc biệt là đảm bảo học phí, ưu tiên đối với từng đối tượng. “Để đào tạo liên thông có hiệu quả hơn giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cần có sự thống kê, đối sánh, đánh giá đầy đủ về thực tiễn. Đặc biệt, cần tiến hành khảo sát tại các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp” – Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Như vậy qua trao đổi có thể thấy, vấn đề liên thông giữa các cấp học là vấn đề được ngành LĐ, TB, XH và ngành Giáo dục rất quan tâm. Để người học thuận lợi hơn trong tiếp cận tri thức cần thiết tạo điều kiện cho người học học lên các bậc học cao hơn. Khi liên thông được khơi thông, nhiều người hy vọng lượng người theo đuổi học nghề ngày một tăng, cùng với đó tay nghề của lao động Việt Nam sẽ phát triển.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.