Muốn lưu thông tại Móng Cái phải xét nghiệm 3 lần, doanh nghiệp kêu “thấu trời”

Thứ bảy, 18/09/2021 12:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tới thời điểm hiện tại, hàng loạt doanh nghiệp vận tải, logistics vẫn kêu “thấu trời” vì hàng loạt quy định, quy trình, khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh khốn đốn.

Chi phí xét nghiệm khiến doanh nghiệp vận tải rơi vào thế khó

Trong thời quan, Chính phủ, cùng một số Bộ ngành đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt trong vấn đề xét nghiệm cho lái xe trong ngành vận tải, logistics nhằm đảm bảo hoạt động lưu thông vận chuyển hàng hóa.

Thế nhưng, tới thời điểm hiện tại, doanh nghiệp vận tải, logistics vẫn kêu “thấu trời” vì hàng loạt quy định, quy trình, khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh khốn đốn.

muon luu thong tai mong cai phai xet nghiem 3 lan doanh nghiep keu thau thoi hinh 1

Chi phí xét nghiệm khiến doanh nghiệp vận tải rơi vào thế khó.

Trao đổi với PV báo Nhà báo và Công luận, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta cho biết: Lâu nay, các ban ngành và địa phương đã nhân danh việc phòng chống dịch bệnh để đưa ra các quy định đối với hoạt động lưu chuyển hàng hóa bằng đường bộ không phù hợp với quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, gây ách tắc cho lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu cơ bản của nhân dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, vấn đề xét nghiệm lái xe hiện đang được các địa phương áp dụng không đồng nhất về phương pháp xét nghiệm, thời hạn kết quả xét nghiệm.  

Hiện nay, Chi phí xét nghiệm lái xe phục vụ việc lưu chuyển hàng hóa là một chi phí rất lớn. Với khoảng 200.000 đồng/lần xét nghiệm kháng nguyên hoặc xét nghiệm bằng phương pháp PCR mẫu gộp.

Kết quả này có giá trị trong vòng 72 giờ, như vậy chi phí xét nghiệm cho một lái xe vào khoảng 2 triệu đồng/tháng, lớn hơn cả mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên mức lương tối thiểu theo vùng. 

“Với một đội xe khoảng 150 đầu xe như tại Công ty TNHH Quốc tế Delta, chi phí xét nghiệm lái xe đang ở mức 300 triệu đồng/tháng và Delta đã phải chi trả chi phí này trong khoảng 18 tháng nay”, ông Nghĩa nói. 

Để giải quyết vấn đề này, Nghị quyết số 105/NQ-CP đã yêu cầu Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, thực hiện việc tự xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm. 

Nếu quy định này được thực hiện thì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp vận tải và tất cả các doanh nghiệp khác tiết giảm được trên 70% chi phí xét nghiệm cho nhân viên. Với khoảng 800.000 lái xe đang tham gia vận chuyển hàng hóa và hàng triệu công nhân ở các vùng trọng điểm công nghiệp đang phải xét nghiệm với tần suất 3-5 ngày/lần thì chính sách này có ý nghĩa với doanh nghiệp vượt xa bất kỳ một gói hỗ trợ nào mà Chính phủ đã thực hiện cho đến nay.

Ông Nghĩa cho biết: Trong thực tế, Bắc Giang đã hướng dẫn cho công nhân tự xét nghiệm kháng nguyên và công nhận kết quả xét nghiệm để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Tương tự, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã để người dân tự xét nghiệm và công nhận kết quả cho công tác phòng chống dịch bệnh. 

“Về phía người dân và doanh nghiệp, chúng tôi cũng tin rằng không ai có động cơ che dấu trình trạng sức khỏe của mình. Với những kinh nghiệm thực tế đã có, Bộ Y tế hoàn toàn đủ dữ liệu để có thể triển khai thành công chính sách quan trọng này trên toàn quốc, đúng thời hạn đã được Nghị quyết 105/NQ-CP đã quy định”, ông Nghĩa nói.

Doanh nghiệp vận tải tới Móng Cái phải xét nghiệm… 3 lần

Trong khi đó, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết: Hiện nay, xe ngoại tỉnh đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc thì lái xe phải xét nghiệm đến ba lần, trong đó có hai lần xét nghiệm PCR và một lần xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

muon luu thong tai mong cai phai xet nghiem 3 lan doanh nghiep keu thau thoi hinh 2

Doanh nghiệp vận tải tới Móng Cái phải xét nghiệm… 3 lần.

Lần thứ nhất, theo chỉ đạo tại công văn số 5630 của UBND tỉnh Quảng Ninh, khi đi vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì lái xe phải xuất trình kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR ở tỉnh khác có giá trị trong vòng 48 giờ tính từ giờ lấy mẫu. 

Lần thứ hai theo công văn số 4227, UBND thành phố Móng Cái thì lái xe phải xét nghiệm nhanh bằng phương pháp kháng nguyên trước khi được phép đi vào khu vực cửa khẩu Móng Cái.

Lần thứ ba theo công văn số 3577, của UBND thành phố Móng Cái, lái xe tiếp tục phải thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp PCR và phải chờ đến khi có kết quả mới được ra khỏi khu vực cửa khẩu.

Theo ông Hiệp, Việc yêu cầu lái xe phải xét nghiệm đến ba lần cho cùng một chuyến hàng là quá nhiều, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp và lái xe cả về chi phí, vận hành và sức khỏe. 

Đặc biệt, yêu cầu xét nghiệm lần thứ ba bằng phương pháp PCR trước khi lái xe được phép rời khu vực cửa khẩu Móng Cái khiến cho xe đã giao nhận hàng xong nhưng vẫn phải chờ đến tối muộn hoặc ngày hôm sau mới được rời đi sau khi nhận được kết quả xét nghiệm Covid-19. 

Việc này làm phát sinh chi phí rất lớn cho doanh nghiệp, hữu hình và vô hình, khi phương tiện, người lái và hàng hóa phải lưu giữ ở khu vực cửa khẩu chờ kết quả xét nghiệm. 

“Doanh nghiệp đã khó khăn vì dịch bệnh, nay càng kiệt quệ hơn khi buộc phải thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái”, ông Hiệp thẳng thắn chia sẻ.

Trên những cơ sở đó, VLA kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh trong hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô qua địa phận tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu Móng Cái phù hợp với văn bản số 8849 của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, VLA kiến nghị không yêu cầu xét nghiệm lần thứ hai như quy định tại công văn số 4227/UBND-VP nếu kết quả xét nghiệm của lái xe vẫn còn trong thời giạn 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm.

Đồng thời, VLA kiến nghị không yêu cầu xét nghiệm lái xe lần thứ ba như đang quy định tại công văn số 3577. 

“Quy định này đang gây ra rất nhiều phiền hà cho lái xe, doanh nghiệp vận tải vì phải lưu giữ hàng hóa, phương tiện và người lái tại khu vực cửa khẩu để chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 rồi mới được rời đi. Điều này đang làm gia tăng rủi ro lây nhiễm dịch bệnh vì phải tụ tập đông người tại khu vực cửa khẩu”, ông Hiệp cho biết.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp