Mỹ - Đài Loan bước vào đàm phán thương mại, tập trung vào chất bán dẫn

Thứ năm, 01/07/2021 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mỹ và Đài Loan đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng Thỏa thuận Khung Thương mại và Đầu tư Đài Loan-Mỹ vào hôm qua (30/6). Washington thảo luận về các cách để tăng cường chuỗi cung ứng công nghệ, đặc biệt là liên quan đến chất bán dẫn, giữa hai nền kinh tế.

Cuộc đàm phán Hội đồng Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư Đài Loan-Mỹ được diễn ra vào thứ 4. Ảnh: Stephen Lam.

Cuộc đàm phán Hội đồng Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư Đài Loan-Mỹ được diễn ra vào thứ 4. Ảnh: Stephen Lam.

Các cuộc đàm phán thương mại vào thứ 4 giữa Đài Loan và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nó – Mỹ, dự kiến sẽ đặt nền tảng cho một thỏa thuận về phần cứng công nghệ cao, nền tảng của xuất khẩu Đài Loan, thay vì tập trung vào tự do hóa thương mại lớn hơn.

Theo các nhà phân tích, các cuộc đàm phán về Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư Đài Loan-Mỹ có khả năng tích cực đối với các lợi ích của Mỹ khi tập trung vào chuỗi cung ứng công nghệ, trong khi đó, thỏa thuận này có thể hơi gây thất vọng cho Đài Loan khi họ đang tìm kiếm khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn nhưng chưa được đáp ứng.

Các cuộc đàm phán về khuôn khổ thương mại và đầu tư này diễn ra trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lớn chất bán dẫn toàn cầu trở thành thách thức đối với các công ty điện tử tiêu dùng Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng Đài Loan, nhà xuất khẩu ròng sang Mỹ, sẽ hướng tới việc Washington giảm thuế nhập khẩu, nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không bắt đầu các nỗ lực tự do hóa thương mại mới sớm trong nhiệm kỳ của mình, dự kiến kéo dài đến năm 2024.

Darson Chiu, Phó giám đốc dự báo kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết: “Đài Loan đang hy vọng các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến một hiệp định thương mại song phương hoặc một hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, một hiệp định thương mại song phương lại không nằm trong chương trình nghị sự của Biden vào lúc này.”

Là một nền kinh tế định hướng thương mại, Đài Loan vẫn không có đủ các hiệp định thương mại tự do. Và điều đó vẫn khó có thể thay đổi sau cuộc đàm phán được diễn ra vào thứ 4 giữa Mỹ và Đài Loan.

Theo một chuyên gia cho hay: “Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và truyền thông và xem Đài Loan là một đối tác thiết yếu và quan trọng với một ngành công nghiệp bán dẫn rất cạnh tranh.”

Chất bán dẫn, công nghệ nền tảng của thời đại thông tin, đã nổi lên như một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung, cũng như mối quan hệ của cả hai quốc gia với Đài Loan.

Thủ tướng Đài Loan Su Tseng-chang cũng cho biết vào thời điểm thiếu chip toàn cầu rằng: Khoảng 92% “năng lực sản xuất chip tiên tiến” trên thế giới “tập trung ở Đài Loan. Ngoài ra, ông đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của vị trí của Đài Loan trong chuỗi công nghiệp bán dẫn thế giới.

Giám đốc điều hành Intel, ông Pat Gelsinger cho biết tuần trước rằng tình trạng thiếu chip sẽ chạm đáy cho đến nửa cuối năm nay.

Trước thềm cuộc đàm phán, các nhà phân tích kỳ vọng rằng cuộc đàm phán này sẽ tăng cường quan hệ Mỹ-Đài Loan, vốn đã ấm lên trong 5 năm qua khi quan hệ địa chính trị và thương mại xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh.

Triển vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Đài Loan và Mỹ đã được nâng lên khi Chính phủ của Tổng thống Tsai Ing-wen tự do hóa các rào cản đối với thịt lợn và thịt bò của Mỹ từ 1/1 năm nay. Động thái này đã giúp mở lại các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn từ năm 2016.

Đại diện Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai đã nói với Bộ trưởng Đài Loan John Deng vào đầu tháng 6 rằng Biden sẽ theo đuổi “các ưu tiên thương mại lấy người lao động làm trung tâm” - thường ám chỉ đến việc cạnh tranh ở nước ngoài để giành việc làm cho người Mỹ.

Nhóm vận động thương mại thuộc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết trong một bài bình luận ngày 20/1 rằng: “Trong khoảng thời gian 4 năm tới, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Đài Loan có thể mang tính chất cục bộ hơn là bao trùm”.

Cả Mỹ hay Đài Loan đều không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn bao gồm gần một phần ba nền kinh tế, thương mại và dân số thế giới.

Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng đầu tư Pháp Natixis, cho rằng đó có thể là một yếu tố trong bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào.

Bà nói: “Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc đảm bảo nguồn cung cấp chất bán dẫn trước đây và Đài Loan quan tâm nhiều hơn trước vì nước này đã bị cắt khỏi RCEP.”

Đài Loan là ‘đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ và hai bên đã kết hợp thương mại hai chiều trị giá khoảng 91 tỷ USD.

Huy Hoàng

Tin khác

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp