Mỹ - EU: Ý kiến trái chiều về lợi ích trong khủng hoảng khí đốt

Thứ tư, 09/11/2022 14:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các tập đoàn năng lượng châu Âu là những “người chiến thắng thực sự” từ khoảng cách chênh lệch giá khí đốt xuyên Đại Tây Dương, Wasington tuyên bố.

Theo Chính phủ Mỹ, các tập đoàn năng lượng châu Âu đã là những người chiến thắng thực sự trong thương mại xuyên Đại Tây Dương về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), đồng thời đẩy lùi những chỉ trích rằng các nhà sản xuất Bắc Mỹ đang “trục lợi” khi châu Âu tranh giành để thay thế khí đốt của Nga.

Chênh lệch giữa giá khí đốt của Mỹ và châu Âu đã mang lại lợi nhuận bội thu cho các công ty mua khí đốt của Mỹ khi họ bán năng lượng cho châu Âu và nhiều khác hàng khác trong năm nay, Financial Times nhận định.

my  eu y kien trai chieu ve loi ich trong khung hoang khi dot hinh 1

Các nhà sản xuất năng lượng ở Mỹ và Na Uy đã tăng đáng kể dòng chảy sang châu Âu kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Ảnh: FT.

Tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết “tiêu chuẩn kép” đang tạo ra “siêu lợi nhuận” không đáng có cho các nhà sản xuất năng lượng ở Mỹ và Na Uy, vốn đã gia tăng đáng kể dòng chảy sang châu Âu kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine vào cuối tháng Hai.

Tuy nhiên, Brad Crabtree, trợ lý Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ khẳng định: chính những người làm trái ngành ở Châu Âu mới được hưởng lợi từ chênh lệch giá giữa mức giá ở Mỹ và châu Âu, chứ không phải các nhà sản xuất của quốc gia này.

Chia sẻ với tờ Financial Times, ông cho hay: “Việc các công ty nắm giữ các hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất LNG của Mỹ mới đang kiếm được lợi nhuận ở thị trường châu Âu. “Đó không phải là công ty LNG của Mỹ, về cơ bản đó là các công ty và thương nhân dầu mỏ quốc tế có trụ sở chính ở châu Âu”.

Các chuyên gia năng lượng và thương nhân hàng hóa lớn nhất của châu Âu, bao gồm gã khổng lồ năng lượng lớn thứ ba thế giới (BP), tập đoàn năng lượng và hóa dầu toàn cầu (Shell), công ty kinh doanh và khai thác đa quốc gia của Thụy Sĩ (Glencore) và công ty thương mại năng lượng và hàng hóa của Hà Lan (Vitol) đều có thỏa thuận bao tiêu dài hạn với các nhà sản xuất LNG của Mỹ.

Vào tuần trước, BP đã báo cáo thu nhập 8,2 tỷ USD, ghi nhận lợi nhuận "đặc biệt" từ kinh doanh khí đốt và tiếp thị của mình. Trong khi đó, Shell, nhà kinh doanh LNG lớn nhất thế giới đã báo cáo thu nhập hơn 30 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2022 - công ty này nghiễm nhiên phá vỡ kỷ lục lợi nhuận hàng năm 31 tỷ USD được thiết lập vào năm 2008.

Trong những tuần gần đây, giá LNG giao ngay tại châu Âu đã hạ nhiệt xuống còn khoảng 25 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh, đạt mức cao kỷ lục hơn 70 USD/triệu Btu trong mùa hè. Điều đó so với giá nội địa của Mỹ dao động từ 5 USD - 10 USD kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine.

Sự đổ xô về khí đốt của châu Âu đã làm rung chuyển hoạt động thương mại LNG toàn cầu, trong đó, đã tạo động lực cho Mỹ và các nhà xuất khẩu lớn khác chuyển hướng xuất hàng hoá sang châu lục này. Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đạt được một thỏa thuận với chủ tịch ủy ban EU Ursula von der Leyen để thúc đẩy các chuyến hàng khí đốt của Mỹ đến châu Âu.

Cheniere Energy, nhà xuất khẩu LNG lớn nhất của Mỹ nhận định rằng có khoảng 70% các chuyến hàng từ các cơ sở của họ ở bang Texas và Louisiana đã đến châu Âu, so với khoảng 30% của năm ngoái.

Ông Crabtree cho biết Mỹ “hoàn toàn cam kết” giúp châu Âu đáp ứng nhu cầu cung ứng của mình “với mức giá phù hợp với châu lục”.

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung ổn định, Mỹ còn tập trung vào việc giảm lượng khí thải khí carbon liên quan đến LNG như “một giải pháp gần và trung hạn cho an ninh năng lượng”, ông Crabtree nói. “Chúng tôi phải chứng minh rằng đây là một phần của chiến lược đưa chúng tôi vào quỹ đạo đạt đến con số không phát thải khí CO2 vào giữa thế kỷ này”.

Mỹ cạnh tranh với Qatar là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và có kế hoạch tăng đáng kể nguồn cung trong thập kỷ tới.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp