Mỹ công nhận cao nguyên Golan thuộc Israel, nhiều nước phản đối

Thứ ba, 26/03/2019 16:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau khi Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, nhiều quốc gia vốn là đồng minh Mỹ tại khu vực Trung Đông đã lên tiếng phản đối. 

Theo hãng tin New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 đã ký tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan tại Nhà Trắng với sự có mặt của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tổng thống Trump cùng bản ký kết tuyên bố công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền Israel ngày 25/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Trump cùng bản ký kết tuyên bố công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền Israel ngày 25/3. Ảnh: AFP.

Lễ ký kết diễn ra chỉ sau 5 ngày ông chủ Nhà Trắng đăng trang mạng xã hội Twitter nói: "Sau 52 năm, đã đến lúc Mỹ công nhận đầy đủ chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, vốn có tầm quan trọng chiến lược và an ninh đối với nhà nước Israel và sự ổn định khu vực".

Golan là một cao nguyên ở phía tây nam Syria có ý nghĩa chính trị và chiến lược. Israel đã chiếm giữ khu vực này từ tay Syria trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 và sáp nhập vùng lãnh thổ này vào năm 1981.

Cao nguyên Golan được cộng đồng quốc tế công nhận là lãnh thổ bị chiếm đóng và Syria đã yêu cầu Israel trả lại vùng lãnh thổ này như là điều kiện tiên quyết để ký hiệp định hòa bình trong tương lai với Tel Aviv. Thậm chí, Liên Hợp Quốc cũng đã từng ra nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt việc chiếm đóng cao nguyên này.

Ngay sau khi Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, nhiều quốc gia vốn là đồng minh Mỹ tại khu vực Trung Đông đã lên tiếng phản đối. 

Trong thông cáo phát vào sáng ngày 26/3, hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia nhấn mạnh: "Những nỗ lực để áp đặt chuyện đã rồi trên cao nguyên Golan sẽ không thể thay đổi được sự thật. Golan là một lãnh thổ của Cộng hòa Ả rập Syria bị chiếm đóng theo tất cả các nghị quyết quốc tế có liên quan".

Một đồng minh khác trong khối NATO của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, còn phản ứng gay gắt hơn, gọi quyết định của ông Trump cho thấy Washington muốn chỉ muốn góp phần gây chuyện chứ chẳng phải đưa ra giải pháp hòa bình cho Trung Đông.

"Tuyên bố này hoàn toàn không có giá trị với Thổ Nhĩ Kỳ", Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.

Bộ Ngoại giao Pháp cũng lên tiếng cho rằng "việc công nhận chủ quyền của Israel đối với Golan, vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, là trái với luật pháp quốc tế".

Chính phủ Đức lên án động thái của Mỹ và cho rằng đây chỉ là "hành động đơn phương".

"Nếu để thay đổi biên giới quốc gia, cần phải được thực hiện thông qua các biện pháp hòa bình giữa tất cả những người có liên quan", phát ngôn viên Ulrike Demmer nói.

Trong khi đó, Canada, quốc gia láng giềng Mỹ, cũng tuyên bố không công nhận quyền kiểm soát lâu dài của Israel với cao nguyên Golan, khẳng định "luật pháp quốc tế cấm dùng vũ lực sáp nhập một vùng lãnh thổ".

"Bất cứ tuyên bố nào về việc thay đổi biên giới đơn phương đều đi ngược lại với nền tảng của trật tự quốc tế vốn được xây dựng trên cơ sở luật định. Canada ủng hộ quyền của Israel được sống trong hòa bình và an ninh với các láng giềng”.

Syria, quốc gia có quyền lợi trực tiếp đến cao nguyên Golan, nói Mỹ đã tự cô lập mình trong cộng đồng quốc tế bằng quyết định ngày 25/3.

"Cho dù có bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, không gì có thể thay đổi thực tế Golan là một lãnh thổ bị chiếm đóng của Syria", Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao Syria khẳng định Tổng thống Donald Trump không có thẩm quyền để công nhận sự xâm lược này.

Người phát ngôn Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric thì khẳng định "quy chế đối với Golan chưa thay đổi. Chính sách của Liên Hiệp Quốc về Golan được phản ánh trong các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an và chính sách này cũng chưa thay đổi".

Trước đó, Nga đã cảnh báo việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan sẽ gây ra làn sóng căng thẳng mới ở Trung Đông.

Kim Nai

Tin khác

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h
UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h