(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua
Khai thác khoáng sản dưới đáy đại dương thường có vẻ như một điều viển vông, nhưng những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ có thể khiến điều đó trở nên gần hơn với thực tế.
Ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương, trải dài trên hàng nghìn km, là hàng chục triệu nốt sần đa kim chứa một lượng lớn niken, mangan và coban - sự kết hợp hoàn hảo của các khoáng chất để tạo ra pin cho xe điện cũng như nhiều thiết bị điện tử quan trọng, đặc biệt trong công nghiệp quốc phòng.
Những nỗ lực vận động hành lang nhằm tìm kiếm sự chấp thuận của chính phủ để khai thác đáy biển để lấy kim loại hiếm thường bị bỏ qua, nhưng những người ủng hộ đã tìm ra cách để thu hút các nhà lập pháp - như một nguồn coban cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, tránh phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Samir Kapadia, một nhà vận động hành lang của Tập đoàn Vogel được The Metals Company (TMC), một trong số ít các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đáy biển sâu, cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, câu chuyện xung quanh việc khai thác biển sâu đã trải qua một bước ngoặt ở chỗ nó rõ ràng đã tìm được chỗ đứng trong bối cảnh an ninh quốc gia”.
Kapadia nói rằng các nhà lập pháp trong những năm qua coi việc khai thác biển sâu là một ý tưởng “chiếc bánh trên trời”, khó có thể thành hiện thực và thậm chí còn bị một số người cười nhạo.
Tuy nhiên, hôm thứ Ba (25/3), hai Hạ nghị sĩ Carol Miller và John Joyce đã giới thiệu một dự luật lên Quốc hội Mỹ thúc đẩy phát triển và tài trợ cho hoạt động khai thác biển sâu ở nước này.
Đặc biệt, dự luật đưa ra ý tưởng tạo ra một ngành công nghiệp chế biến các khoáng sản khai thác dưới đáy biển sâu bên trong nước Mỹ cũng như hợp pháp hóa và chính thức hóa hoạt động khai thác dưới biển sâu ở vùng biển quốc tế.
Tính cấp bách của việc này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng thống trị nhiều chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng và ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này đối với hoạt động khai thác biển sâu.
Mỹ không muốn chậm chân
Theo báo Wall Street Journal, Bắc Kinh hiện nắm giữ 5 hợp đồng thăm dò đáy biển để tìm khoáng sản ở vùng biển quốc tế, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác. Nhiều thứ nhì là Nga. Trung Quốc cũng đã gửi tàu đi nghiên cứu ở Thái Bình Dương - điều khiến các nhà lập pháp Mỹ lo ngại
Hơn 30 nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã viết thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào tháng 12 năm ngoái để thúc đẩy trường hợp khai thác và chế biến khoáng sản dưới biển sâu ở trong nước, đồng thời cảnh báo về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực khoáng sản quan trọng.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang thực hiện một báo cáo do xem xét khả năng của Mỹ trong việc xử lý các khoáng sản thu được bằng cách khai thác dưới biển sâu trong nước. Báo cáo đó đến hạn vào ngày 1 tháng 3 nhưng đã bị trì hoãn.
Lầu Năm Góc mới đây cho biết: “Mặc dù chúng tôi chưa có thông tin chi tiết cụ thể về báo cáo, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Quốc hội về cách tiếp cận của Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo việc khai thác các khoáng sản quan trọng vốn là chìa khóa cho hệ thống quốc phòng”.
Tuần tới, các thành viên của Cơ quan Quản lý Đáy biển quốc tế (ISA), một tổ chức quan sát viên của Liên Hợp quốc, sẽ gặp nhau ở Kingston, Jamaica để thảo luận các bước cuối cùng của quy tắc khai thác mà cuối cùng sẽ dẫn đến các quy tắc và quy định cuối cùng về khai thác dưới biển sâu.
Mỹ sẽ tham dự, dù nước này chưa phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, nghĩa là Mỹ không có quyền biểu quyết đối với các luật mới.
Một nhóm cựu lãnh đạo quân sự và chính trị đã kêu gọi Mỹ phê chuẩn Luật Biển trong nỗ lực thúc đẩy sự quan tâm của nước này đối với việc khai thác khoáng sản ở vùng biển sâu, theo tờ Wall Street Journal cho biết.
Các nhà lãnh đạo Hạ viện Mỹ cũng đã họp với các công ty khai thác biển sâu như TMC và Transocean có trụ sở tại Houston trong năm qua để thảo luận về việc khai thác biển sâu, với mục tiêu cụ thể là chế biến khoáng sản trên bờ biển Mỹ.
Hạ nghị sĩ Robert Wittman cho biết: “Các khoáng sản quan trọng này cần thiết để xây dựng hệ thống chiến đấu trên tàu và máy bay của chúng ta cũng như các khía cạnh khác của những vũ khí chủ chốt của quân đội. Rõ ràng là có nhiều thiếu sót trong lĩnh vực đó nếu chúng ta không thực sự tham gia vào lĩnh vực tuyên bố chủ quyền về trữ lượng khoáng sản dưới biển sâu này”.
Tiếng nói từ các nhà môi trường
Một trong những thách thức lớn đối với tham vọng khai thác đáy biển sâu là sự phản đối của các nhà môi trường.
Chẳng hạn công ty TMC đang hợp tác với quốc đảo Cộng hòa Nauru để thực hiện một dự án thăm dò mở ra cánh cửa khả thi để bắt đầu khai thác đáy biển Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trong lúc thị trường dường như không tin vào triển vọng thành công của TMC thì sự phản đối đối với dự án này cũng ngày càng tăng, với hơn 20 quốc gia kêu gọi tạm dừng.
Những người biểu tình của tổ chức môi trường Greenpeace thậm chí đã trèo lên tàu nghiên cứu của TMC ở Thái Bình Dương vào cuối năm ngoái. Các nhóm như Greenpeace và World Wide Fund for Nature đã vận động hành lang chống lại hoạt động khai thác dưới biển sâu trong nhiều năm.
Họ nói rằng việc này sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho đáy biển và các nốt sần đa kim mà các công ty khai khoáng nhắm đến là môi trường sống quan trọng cho sinh vật biển.
Katherine Tsantiris, giám đốc quan hệ chính phủ tại Ocean Conservancy, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ môi trường, cho rằng rằng các tập đoàn khai khoáng đang tạo ra cảm giác cấp bách sai lầm về nhu cầu khai thác dưới biển sâu.
“Sự cấp bách xung quanh cuộc khủng hoảng khí hậu không thể bị cường điệu hóa và dẫn đến một thảm họa môi trường”, bà Tsantiris nói.
Asmeret Asghedom, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, thì cho rằng việc khai thác khoáng sản có xu hướng gây ra xung đột, đặc biệt là ở những nơi như Mỹ Latinh, và “cách tiếp cận độc đáo, chưa được thử nghiệm” trong khai thác khoáng sản đáy biển sâu có thể khiến xung đột trở nên phổ biến hơn.
“Đáy biển vốn đã là một điểm nóng và nó có thể trở thành điểm nóng lớn hơn trong tương lai”, bà Asghedom nói.
(CLO) Ngày 26/11, tại UBND xã Sơn Trung, TAND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với VKSND cùng cấp mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiệp (SN 1985, trú xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) 9 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 27/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào rải rác.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định, mức thuế suất 5% áp dụng đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật…
(CLO) Chiều 26/11, diễn viên kiêm người mẫu Ngọc Trinh đã tham dự buổi ra mắt phim "Chị dâu" của đạo diễn Khương Ngọc tại TP HCM. Người đẹp quê Trà Vinh không giấu được xúc động khi chia sẻ về hành trình trở lại sau biến cố.
(CLO) Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, địa phương cần đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bảo đảm xây dựng được bộ máy tinh gọn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tuyển chọn được những người thực sự có tâm, có năng lực, hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ.
(CLO) Chiếc xe ô tô kéo theo rơ-moóc đang dừng ở bên đường tại thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thì bỗng nhiên bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn phần đầu xe; một số hàng hóa là lúa cũng bị cháy.
(CLO) Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn quy định rõ, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đô thị và nông thôn được phê duyệt, nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
(CLO) Theo ông Hùng Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, nhóm các trường đặc thù như nghệ thuật, văn hóa, hay một số trường mới mở, liên kết quốc tế hiện chưa được kiểm định chất lượng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau nhiệm kỳ 2020-2025.
(CLO) Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, 11 tháng của năm 2024, toàn quốc xảy ra 21.691 vụ tai nạn giao thông, làm tử vong 10.026 người, bị thương 16.103 người.
(CLO) Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát những kiến nghị của cử tri và người dân còn tồn đọng; tập trung giải quyết với tinh thần quyết liệt, đầu tư cả nguồn lực để xác định trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời cho cử tri.
(CLO) Thiếu tá Đào Mạnh Tú (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) cho biết: Tình trạng an toàn mạng đối với trẻ em tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp. Các em tiếp cận Internet từ rất nhỏ, nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận diện và phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng.
(CLO) Ngành công nghiệp hạ tầng sạc và thay thế pin tại Trung Quốc đang tiếp tục phát triển với tốc độ cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xe năng lượng mới.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?