(NB&CL) Theo TS. Vũ Đình Ánh, một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc FED tăng lãi suất nói riêng và các nước phát triển thắt chặt tiền tệ nói chung.
Vì sao Mỹ liên tục điều chỉnh tăng lãi suất?
Sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tồi tệ trong nhiều năm. Ngay cả các siêu cường kinh tế như Mỹ, Đức, Anh hay Nhật Bản đều đang tìm giải pháp để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho rằng để kiểm soát lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã lựa chọn giải pháp tăng lãi suất cơ bản, lên mức cao nhất kể từ năm 1994.
Trên thực tế, từ đầu năm 2022 tới nay, FED đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Cụ thể, tháng 3/2022, FED tăng lãi suất cơ bản lên 0,25% sau 4 năm lãi suất đứng ở mức 0%. Đến tháng 5/2022, FED tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5%, đẩy lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên mức 0,75% - 1%.
Để đối phó với lạm phát, vào tháng 6/2022, một lần nữa FED tăng thêm 0,75% lãi suất, nâng lãi suất tham chiếu lên khoảng 1,5 - 1,75%.
Theo dự báo của Goldman Sachs, từ nay đến hết năm 2022, FED có thể tiếp tục tăng lãi suất thêm vài lần nữa, lãi suất tham chiếu có thể đạt ngưỡng 3,25-3,5% vào cuối năm.
Với dự báo FED sẽ còn nâng lãi suất nhiều lần nữa trong năm 2022, rõ ràng thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ đã chấm dứt và dòng tiền giá rẻ nhằm phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 sẽ không còn nữa hay ít nhất là dừng lại.
TS. Vũ Đình Ánh đánh giá, tình hình lạm phát của Mỹ đang trở nên tồi tệ từ tháng 5/2022, đã khiến FED mạnh tay hơn trong mỗi lần nâng lãi suất. Bởi lẽ, sự chậm trễ trong điều chỉnh lãi suất của FED, đã khiến cho lạm phát tại Mỹ “nóng” nhất trong vòng 40 năm gần đây và tăng lãi suất đột ngột với biên độ lớn lại làm cho nền kinh tế lao đao, thậm chí sớm rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất của FED giai đoạn hiện nay giống như con dao hai lưỡi, khi mà kinh tế Mỹ và kinh tế phần lớn các quốc gia trên thế giới đang chịu tác động mạnh bởi yếu tố địa chính trị, như cuộc chiến ở châu Âu kèm theo các biện pháp trừng phạt kinh tế vô tiền khoáng hậu.
Bên cạnh đó, nhiều nước phát triển đảo chiều chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt cũng như chính sách zero-Covid của Trung Quốc đều làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nguồn cung thu hẹp và giá cả leo thang.
Trong bối cảnh đó, dòng tiền bị cũng thu hẹp và chuyển hướng cùng với tiền “tăng giá” (lãi suất tăng) rất có thể là giọt nước tràn ly khiến cho suy thoái kinh tế xuất hiện, hơn nữa nếu chính sách thắt chặt tiền tệ không hiệu quả thì tình trạng đình lạm, suy thoái kèm theo lạm phát cao. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Mỹ tăng lãi suất ảnh hưởng tới Việt Nam thế nào?
Theo TS. Vũ Đình Ánh, một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc FED tăng lãi suất nói riêng và các nước phát triển thắt chặt tiền tệ nói chung.
Thứ nhất, lãi suất tăng có thể làm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có thể gặp khó khăn hơn.
Điều đáng quan ngại rằng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại lớn nhất, lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong vài năm gần đây, sự tăng trưởng hàng hóa Việt Nam tại Mỹ luôn ở mức 2 con số. Do đó, quá trình tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hàng hóa Việt Nam.
“Lợi thế của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, phần lớn là hàng hóa thiết yếu, thậm chí có lợi đáng kể khi lạm phát ở Mỹ tăng cao. Tuy vậy, điều chỉnh chính sách thương mại phù hợp với bối cảnh lạm phát và dấu hiệu suy thoái của kinh tế Mỹ là cần thiết và cấp bách”, ông Ánh nói.
Thứ hai, FED tăng lãi suất có thể khiến cho dòng vốn đầu tư toàn cầu đảo chiều chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, đặc biệt là về Mỹ.
Theo đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể tăng chậm lại. Do đó, nguồn lực đầu tư chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam rất có thể co hẹp lại.
Tuy nhiên, mức độ co hẹp không đến mức quá lo ngại khi các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore chứ không phải từ Mỹ hay châu Âu, hơn nữa, triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn phụ thuộc nhiều hơn vào chính sách và môi trường đầu tư của Việt Nam.
Thứ ba, FED và Ngân hàng Trung ương nhiều nước quyết định và dự định tăng lãi suất sẽ gây áp lực mạnh mẽ lên chính sách tiền tệ nói chung, chính sách lãi suất nói riêng của Việt Nam.
TS. Vũ Đình Ánh phân tích: Năm 2022, Việt Nam dự định nới lỏng chính sách tiền tệ và nỗ lực hạ lãi suất, kể cả hỗ trợ lãi suất để phục hồi kinh tế nhân cơ hội lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, việc các quốc gia tăng lãi suất có thể làm cho cơ hội giảm lãi suất và kiểm soát lạm phát ở mức thấp của Việt Nam năm 2022 giảm đáng kể. Đặc biệt, khả năng nhập khẩu lạm phát đang tăng trở lại, bên cạnh lạm phát do cầu kéo cũng có dấu hiệu quay lại.
“Việt Nam cần xử lý tốt mối quan hệ trong tam giác bất khả thi giữa dòng vốn nước ngoài với lãi suất và tỷ giá hối đoái trong bối cảnh nền kinh tế lệch pha mới hạn chế được tác động tiêu cực của việc FED tăng lãi suất”, TS Ánh chia sẻ.
Cuối cùng, FED nâng lãi suất khiến cho USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, theo đó, VND cũng chịu áp lực mất giá sau hai năm liên tiếp VND lên giá trên dưới 1% so với USD.
Chỉ số USD-Index hồi đầu tháng 5/2022 đã lên trên 100 điểm chứng tỏ khả năng USD lên giá trên toàn cầu gần như chắc chắn.
Nếu VND mất giá so với USD thì có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam, song thiệt hại lại còn lớn hơn. Do VND mất giá, sẽ khuếch đại nhập khẩu lạm phát đồng thời thu hẹp khả năng giảm hay ít nhất là duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.
“Nói cách khác, nếu USD lên giá so với VND ngay trong năm 2022 thì Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái chưa kịp nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để phục hồi kinh tế thì đã phải thắt chặt do nguy cơ lạm phát cao”, TS. Vũ Đình Ánh cảnh báo.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo 'Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng'.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Tận dụng cơ hội hưởng lợi từ chênh lệch giá khí đốt lớn, các nhà xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục tăng giao hàng đến châu Âu khi ngành năng lượng của khu vực này đang phải đối mặt với tình hình căng thẳng.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
MB Ageas Life một lần nữa khẳng định vị thế của mình khi tiếp tục được vinh danh “Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024 – Khối Doanh nghiệp vừa”, đứng thứ 4 trong ngành Bảo hiểm (Nhân thọ & Phi nhân thọ), theo kết quả khảo sát do Anphabe tổ chức.
Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31/1/2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.