Mỹ rút hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot khỏi Trung Đông

Thứ bảy, 09/05/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bloomberg dẫn lời một quan chức giấu tên nói rằng, Mỹ đã quyết định rút 2 hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot khỏi Saudi Arbia và 2 hệ thống như vậy ở nơi khác của Trung Đông do căng thẳng Mỹ-Iran leo thang.

Mỹ được cho là đã rút 4 hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot khỏi Saudi Arabia và Trung Đông - Ảnh: Reuters

Mỹ được cho là đã rút 4 hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot khỏi Saudi Arabia và Trung Đông - Ảnh: Reuters

Nguồn tin nói thêm rằng, các hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot nhiều khả năng sẽ được thay thế bằng các máy bay chiến đấu thế hệ mới, trong khi 12 hệ thống Patriot khác và một hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ vẫn hiện diện tại khu vực.

Quan chức này nói rằng, bốn hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot đã bị rút vào tháng 3, nhưng việc rút này đã bị hoãn lại sau 2 cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự tại Taji của Iraq vào cuối tháng, mà Mỹ tuyên bố là do lực lượng phiến quân do Iran hậu thuẫn, nhưng bị Iran phủ nhận.

Theo quan chức này, các khả năng phòng thủ của Mỹ ở Trung Đông sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc rút các hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot, vì Washington đang hướng tới nỗ lực tăng cường phòng thủ khu vực.

Tư lệnh Hải quân Mỹ, Sean Robertson nói rằng “Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn duy trì khả năng phòng thủ mạnh mẽ, bao gồm cả phòng không, để giải quyết các vấn đề liên quan đến Iran khi cần thiết. Chúng tôi cũng duy trì khả năng tăng cường các lực lượng này bằng sự phối hợp nhanh chóng”.

Khi được hỏi về động thái rút các hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot khỏi Trung Đông, Tổng thống Donald Trump nói hôm thứ Năm rằng ông “không muốn nói về điều đó nhưng chúng tôi đã làm một số điều”.

“Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều động thái ở Trung Đông và các nơi khác. Quân đội đã làm nhiều thứ trên khắp thế giới”, ông nói thêm.

Bất chấp nguồn tin về việc tuyên bố giảm bớt căng thẳng Mỹ-Iran, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng, Lầu Năm Góc tin Iran vẫn là một mối đe dọa.

“Thật công bằng khi nói rằng Iran tiếp tục hành vi nguy hiểm của mình trong khu vực. Chính phủ Iran tiếp tục xuất khẩu khủng bố, tiếp tục xuất khẩu những động thái nguy hiểm từ lực lượng Houthi, sang Iraq, qua Syria”, ông khẳng định.

Quan chức Mỹ khẳng định, việc rút các hệ thống tên lửa Patriot không ảnh hưởng tới khả năng phòng thủ của Mỹ tại Trung Đông - Ảnh: Reuters

Quan chức Mỹ khẳng định, việc rút các hệ thống tên lửa Patriot không ảnh hưởng tới khả năng phòng thủ của Mỹ tại Trung Đông - Ảnh: Reuters

Những căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong suốt hơn một năm qua. Vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Patrick Shanaha đã công bố quyết định cử thêm 1000 lính và tăng cường hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot tới Trung Đông.

Ông Shanaha nói vào thời điểm đó rằng, việc triển khai nhằm cho “mục đích phòng thủ để giải quyết vấn đề trên không, hải quân và các mối đe dọa trên mặt đất” trong khu vực.

“Các cuộc tấn công gần đây của Iran vào tàu chở dầu ở vùng Vịnh xác nhận thông tin đáng tin cậy mà chúng tôi đã nhận được về hành vi thù địch của lực lượng Iran và nhóm ủy quyền của họ đe dọa nhân viên và lợi ích của Mỹ trên toàn khu vực”, ông Shanahan tuyên bố.

Tehran đã nhiều lần phủ nhận sự liên quan của mình trong các cuộc tấn công trên nhiều khu vực Trung Đông.

Căng thẳng giữa Tehran và Washington leo thang sau khi tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, bị ám sát trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, được Tổng thống Trump ủy quyền tại Baghdad vào ngày 3/1/2020.

Trước đó, chính phủ Mỹ đã châm ngòi cho căng thẳng khi Washington đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) vào tháng 5/2018.

Ngoài ra, Mỹ còn khôi phục các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Cộng hòa Hồi giáo.

Đúng một năm sau, Iran cũng tuyên bố đình chỉ một số nghĩa vụ JCPOA của mình.

Chấn Phong

Tin khác

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h