(CLO) Mỹ và Vương quốc Anh đã từ chối ký "Tuyên bố về Trí tuệ nhân tạo toàn diện và bền vững" tại Hội nghị thượng đỉnh AI Paris do Pháp và Ấn Độ đồng tổ chức vào thứ Ba (11/2).
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã nêu ra một số lo ngại của Hoa Kỳ trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Grand Palais. "Chúng tôi tin rằng việc quản lý quá mức đối với lĩnh vực AI có thể giết chết một ngành công nghiệp đang chuyển đổi này", ông phát biểu tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới và ngành công nghiệp.
Ông Vance cáo buộc rằng các quy định của Liên minh châu Âu (EU) như Đạo luật dịch vụ số và các quy tắc GDPR về quyền riêng tư trực tuyến đã dẫn đến chi phí tuân thủ không thể chấp nhận được đối với các công ty nhỏ hơn.
Quang cảnh Hội nghị thượng đỉnh AI Paris. Ảnh: Điện Elysee
"Tất nhiên, chúng tôi muốn đảm bảo rằng internet là một nơi an toàn, nhưng ngăn chặn kẻ săn mồi tấn công trẻ em trên internet là một chuyện, còn ngăn chặn một người đàn ông hay phụ nữ trưởng thành tiếp cận một ý kiến mà chính phủ cho là thông tin sai lệch lại là chuyện hoàn toàn khác", ông nói.
Trong số các quốc gia ký vào tuyên bố có Trung Quốc. Tháng trước, công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek đã công bố miễn phí mô hình lý luận AI mới của mình, khiến giá cổ phiếu Nvidia giảm mạnh 17%. Trước đó, giá cổ phiếu của công ty công nghệ của Mỹ đã tăng hơn 10 lần trong hai năm qua trong bối cảnh các mô hình AI như ChatGPT bùng nổ.
Chính phủ Anh không thẳng thắn khi giải thích lý do không tham gia. Nhưng một phát ngôn viên của Thủ tướng Keir Starmer đã nói rằng Chính phủ Anh cảm thấy tuyên bố này thiếu "sự rõ ràng thực tế" về các vấn đề như quản trị toàn cầu và né tránh một số "câu hỏi khó hơn" về an ninh quốc gia.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trong bài phát biểu bế mạc rằng cần có quy định để đảm bảo niềm tin vào AI và ngăn chặn mọi người coi AI là không đáng tin cậy. "Chúng ta cần một AI đáng tin cậy", ông Macron phát biểu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người soạn thảo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số và GPDR, cũng cho biết EU có kế hoạch giảm bớt các rào cản hành chính vì châu Âu có nguy cơ tụt hậu so với Mỹ và Trung Quốc trong ngành công nghiệp đang phát triển vũ bão này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan chính quyền liên bang hợp tác với tỷ phú Elon Musk để tinh giản bộ máy, cắt giảm nhân sự và loại bỏ các chức năng không cần thiết.
(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt. Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục đầu tư đặc biệt quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 của Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
(CLO) TP Hà Nội yêu cầu quận, huyện, thị xã hoàn thành việc ban hành Nghị quyết thành lập, quyết định phân bổ biên chế và quyết định về công tác cán bộ đối với các phòng chuyên môn sau sắp xếp tổ chức bộ máy trong khoảng thời gian từ ngày 18/2 đến 20/2/2025.
(CLO) Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã tìm thấy khoảng 2.400 hồ sơ mới liên quan đến vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy trong quá trình tìm kiếm theo lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk đã có mặt tại Phòng Bầu dục cùng Tổng thống Donald Trump vào ngày thứ Ba, nơi ông lần đầu tiên trả lời các câu hỏi từ báo giới giữa lúc ông đang thực hiện các nỗ lực cắt giảm chi phí mạnh mẽ trong các cơ quan chính phủ liên bang.
(CLO) Vua Abdullah II của Jordan khẳng định ông đã nhấn mạnh lập trường phản đối "việc di dời người Palestine khỏi Gaza và Bờ Tây" trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào thứ Ba.
Từ ngày 30/3/2025, Vietnam Airlines sẽ chính thức khai thác đường bay thẳng từ TP. HCM tới Bắc Kinh – Trung Quốc thông qua sân bay lớn nhất thế giới với tên gọi Bắc Kinh Đại Hưng (PKX). Đồng thời, hãng cũng tăng tần suất đường bay từ Hà Nội tới một sân bay khác tại Bắc Kinh - sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh (PEK) lên 7 chuyến/tuần.
(CLO) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong diễn ra hàng năm vào mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhưng cứ 5 năm tổ chức đại lễ một lần.
(CLO) Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết, đã có 34 cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.
(CLO) Ngày 12/2, thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình cho biết, do Chính phủ Hoa Kỳ dừng tài trợ, các dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại địa phương buộc phải tạm dừng. Điều này không chỉ làm gia tăng nguy cơ tai nạn do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh mà còn ảnh hưởng đến hàng trăm lao động đang làm việc trong lĩnh vực này.
(CLO) Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm cho ngày 12/2, giá USD tại các ngân hàng thương mại đã bật tăng kịch trần cho phép, lên mức 25.777 đồng/USD (giá bán ra).
(CLO) Sau khi leo lên ngưỡng cao nhất mọi thời đại (trên 2.940 USD/ounce), giá vàng thế giới đã điều chỉnh giảm. Giá vàng trong nước cũng giảm sâu và hiện chỉ còn trên 90 triệu đồng/lượng.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua căn hộ condotel thuộc các dự án căn hộ condotel, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh.
(CLO) Các công ty và nhà cung cấp viễn thông hàng đầu của Trung Quốc đang tích hợp mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) do DeepSeek phát triển vào các sản phẩm của họ.
(CLO) Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Zuckerberg, CEO của Meta đã chia sẻ về sự thay đổi đáng kể trong tương lai: Kính thông minh. Theo Zuckerberg, thiết bị tương lai này có thể sớm thay thế điện thoại thông minh, trở thành nền tảng chính tiếp theo trong cuộc sống số của chúng ta.
(CLO) Công cụ tìm kiếm AI đang thử nghiệm một chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà xuất bản khi nội dung của họ được sử dụng trong tóm tắt tìm kiếm. Liệu đây có phải là một giải pháp công bằng cho báo chí hay chỉ là một hình thức phụ thuộc mới vào công nghệ?
(CLO) Nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc, Giáo sư Rao Yi - Chủ tịch Đại học Y khoa Thủ đô Bắc Kinh, tuyên bố rằng đột phá công nghệ của DeepSeek có thể là đóng góp quan trọng nhất của Trung Quốc cho thế giới trong gần hai thế kỷ qua.
(CLO) Các công ty sản xuất chip và nhà cung cấp dịch vụ đám mây tại Trung Quốc đang tăng tốc hỗ trợ DeepSeek nhằm thúc đẩy sự tự chủ về trí tuệ nhân tạo của nước này.
(CLO) DeepSeek, chatbot trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã gây sốt trên toàn thế giới vào tháng trước, đã bị cấm khỏi máy tính và thiết bị di động của Chính phủ Úc.