Năm 2021, GDP Việt Nam khó tiếp cận mức tăng trưởng 7%

Thứ tư, 30/06/2021 09:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một số báo cáo lạc quan nhận định, GDP cả năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 7%, tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận xét, con số này dường như bất khả thi.

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn mục tiêu do Chính phủ đề ra

Theo báo cáo mới nhất của Tổng Cục Thống kê, bất chấp các đợt bùng phát đại dịch COVID-19, GDP Việt Nam vẫn ước tính tăng khoảng 6,61%, cao hơn 0,39% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng gộp 6 tháng đầu năm 2021, GDP trong nước đạt 5,64%, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6%, được Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 01.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng cuối năm được ông Lực dự báo sẽ rơi vào khoảng 6,1% - 6,3%.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng cuối năm được ông Lực dự báo sẽ rơi vào khoảng 6,1% - 6,3%.

Thế nhưng, xét trong bối cảnh dịch bệnh liên tục bùng phát, làm giãn đoạn hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế, thì con số 5,64% được coi là ngưỡng an toàn.

“Kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm của nước ta rất đáng khích lệ, trong bối cảnh 6 tháng qua xảy ra 2 đợt dịch tương đối nặng so với năm 2020, mặc dù chúng ta đã điều chỉnh chiến lược về kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn”, TS Cấn Văn Lực nói.

Dự báo về tình hình phát triển kinh tế 6 tháng còn lại, TS Cấn Văn Lực cho rằng: Kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn, do các tác động của đại dịch COVID-19.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng cuối năm được ông Lực dự báo sẽ rơi vào khoảng 6,1% - 6,3%. Đây sẽ là kết quả tương đồng so với dự báo của một số tổ chức quốc tế, dù có thấp hơn dự báo của Ngân hàng thế giới, IMF hay ADB dành cho Việt Nam.

Trước một số báo cáo cho rằng, GDP cả năm của Việt Nam sẽ đạt 7%, thậm chí trên 7%, TS Cấn Văn Lực cho rằng điều này là bất khả thi. 

“Đại dịch tác động ít nhất đến 9 lĩnh vực khác nhau của kinh tế Việt Nam, nên chúng tôi cho rằng, năm nay, đạt được mức tăng trưởng đạt 6,5% đã là điều cực kỳ khó, cố gắng đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra 6% là thành công”, ông Lực nói. 

Trong khi đó, ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế chỉ ra 2 điểm yếu, làm cản trở sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, nền kinh tế đang khan hiếm nguồn cung, nguyên liệu, sản phẩm, con chíp;... điều này khiến giá trị sản xuất, giá trị nhập khẩu đầu vào tăng cao.

Thứ hai, logistics, năng lực vận tải, hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng được quá trình phục hồi kinh tế. Giá cả đang có xu hướng tăng. Đối với Việt Nam dịch Covid 19 còn ảnh hưởng đến trung tâm sản xuất Việt Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, nguy cơ vẫn còn hiện hữu ở TP.HCM, Bình Dương và thậm chí là Đồng Nai.

“Khả năng đạt được mục tiêu 6,5% khó khăn hơn rất nhiều tuy nhiên quá trình phục hồi vẫn đang tiếp tục và chúng ta hy vọng vào những điều tốt hơn xảy ra”, ông Thành nhấn mạnh.

Nhiều thách thức 6 tháng cuối năm

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2021,  kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. 

Mặc dù tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các quốc gia và khu vực dẫn đến nguy cơ phục hồi không đồng đều và mong manh của kinh tế thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Do đó, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. 

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Trước mắt, cần thực hiện kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhanh chóng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, cùng với đó là nghiên cứu để chủ động được nguồn vắc-xin trong dài hạn, tiếp tục thực hiện các giải pháp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả các gói hỗ trợ, tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công“, bà Hương nêu bật các khuyến nghị giải pháp.

Đặc biệt, bà Hương nhấn mạnh cần tập trung các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ những vướng mắc thể chế đầu tư công, xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng... 

Đồng thời chủ động tiếp cận, tìm hiểu và hỗ trợ các đối tác, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực cần tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài; nắm bắt tình hình điều chỉnh các giải pháp thu hút FDI phù hợp.

Để tiếp tục tục thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh tác động dịch Covid-19 dự báo còn diễn biến kéo dài, cần chủ động phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường số trong điều kiện giãn cách xã hội. 

Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, ngành hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước, để nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp thu hoạch ở các địa phương.

Việt Vũ

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp