Gia Lai: Hot girl lừa bán 8 công dân ra nước ngoài
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
Theo dõi báo trên:
+ Nhìn lại những kết quả kinh tế Việt Nam đạt được từ đầu năm 2022 đến nay, ông có đánh giá như thế nào? Theo ông, đâu là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm qua?
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Trong năm 2022, tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn, khá toàn diện đến nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong nước, áp lực lạm phát tăng cao, giá xăng, dầu, nguyên, vật liệu, các yếu tố đầu vào biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực.
Đồng thời dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và nền kinh tế vẫn cần thời gian tích lũy để phục hồi sau những tác động của dịch COVID-19.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương
Trước những khó khăn và thách thức đó, Chính phủ và các bộ ngành đã chủ động, triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được điều hành đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả cùng với các chính sách vĩ mô khác, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời có sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Nhờ đó, nền kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, và dù áp lực lạm phát vẫn tăng, song chúng ta vẫn kiểm soát được lạm phát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu.
+ Giờ phút này nhìn lại, chúng ta càng thấy rõ 2022 là một năm quá nhiều thách thức và áp lực, nền kinh tế vừa bật mạnh lên ở quý III thì lại có những rúng động, đặc biệt là liên quan đến hệ thống ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, giá xăng dầu, vật tư y tế và thuốc thiếu… Nhớ lại những lúc đó việc điều hành như thế nào?
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Ở thời điểm đó có những vấn đề nóng, vấn đề mới phát sinh, như xăng dầu vừa tăng giá vừa có lúc khan hiếm, thuốc và vật tư y tế thiếu. Đã có một số vụ việc thao túng giá chứng khoán, tin đồn thất thiệt... đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư. Thị trường trái phiếu cũng rúng động, bất động sản đóng băng và thiếu hụt dòng tiền...
Đây không chỉ là vấn đề nội tại của từng thị trường, từng ngân hàng và doanh nghiệp, từng hoạt động kinh tế, mà là tác động đan xen, dây chuyền, trở thành áp lực thanh khoản ở cả phía cung và phía cầu của nền kinh tế. Các nút thắt về dòng tiền có nguy cơ tác động lan rộng đến các ngành, lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng của cả nền kinh tế. Sản xuất thì chậm lại, một số doanh nghiệp mất đơn hàng, thu hẹp sản xuất...
Khi đó, công tác điều hành đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED và nhiều ngân hàng quốc gia, nhất là ở các đối tác kinh tế quan trọng của nước ta, tạo sức ép rất lớn lên tỷ giá, lãi suất và thị trường ngoại tệ trong nước, tác động mạnh đến tâm lý người dân, doanh nghiệp, gây mất cân đối thanh khoản cục bộ.
Trong tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ đã điều hành quyết liệt, sát sao và thống nhất nên đã kiểm soát được tình hình, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội, đời sống người dân. Chính sách tiền tệ và tài khóa cùng các chính sách vĩ mô khác đã phối hợp chặt chẽ, và chủ động, linh hoạt. Đơn cử như tỷ giá và lãi suất được điều chỉnh tăng. Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới để ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá, tạo dư địa thích ứng mới với các biến động trên thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an toàn hệ thống.
Trên thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu, công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán được tăng cường, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.
+ Bài học từ 2022 là gì, sẽ cần có những giải pháp như thế nào từ Chính phủ, các bộ, ngành và từ chính các doanh nghiệp để chúng ta tiếp tục vượt khó khăn và đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2023 này?
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Năm 2023 nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhưng phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức nhất là áp lực từ bên ngoài. Các dự báo đều nghiêng về hướng tăng trưởng thế giới sụt giảm, rủi ro, thách thức, bất ổn toàn cầu gia tăng với nhiều cảnh báo về rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực và thất nghiệp gia tăng…
Nhưng với đà đạt được từ năm 2022 và sự nhất quán kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô, giữ vững các cân đối lớn của Chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB…, các chuyên gia, doanh nghiệp vẫn có những đánh giá lạc quan, tích cực về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023.
Bài học kinh nghiệm từ năm 2022 và những năm gần đây cho thấy, để chủ động ứng phó, hạn chế tác động từ các yếu tố bên ngoài đến nền kinh tế, duy trì các động lực phục hồi thì Chính phủ và các bộ ngành, các địa phương phải nắm chắc tình hình, phân tích kỹ, phân tích sâu để có dự báo sát.
Các bộ ngành, các địa phương phải không ngừng nỗ lực, kiên trì, kiên định thực hiện mục tiêu nhưng thích ứng linh hoạt, quyết liệt, hiệu quả trong điều hành. Tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức là động lực để phấn đấu vươn lên.
Trong điều hành phải kiên định, nhất quán, bản lĩnh trước sự biến động, tác động nhiều chiều và phải điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ các chính sách vĩ mô. Đồng thời phải có biện pháp kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng từ bên ngoài.
Các bộ, ngành phải bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, các vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa xử lý kịp thời với những vấn đề cấp bách, bất ngờ phát sinh, ổn định tâm lý, giữ niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ những vấn đề cố hữu trong nội tại nền kinh tế đồng thời và đẩy nhanh thực hiện 03 đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Doanh nghiệp cần phát huy tính chủ động trong thích ứng nhanh với trạng thái bình thường mới, phát huy nội lực để chống đỡ với những thách thức, khó khăn; đẩy mạnh chuyển đổi số; tích cực tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường, hạn chế rủi ro; tiếp cận thông tin, tận dụng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ giúp vượt qua khó khăn.
Hà Nguyễn (Thực hiện)
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Giá bán lẻ thực tế tại đại lý của mẫu xe Mazda CX-5 hiện đang giảm “thủng đáy” xuống dưới ngưỡng 700 triệu đồng, giảm đến 60 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
(CLO) Hôm nay (4/4), đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam đã chậm lại nhờ lực bắt đáy gia tăng.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ và khu vực phố cổ vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4-1/5.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Giấc mơ sở hữu một chiếc iPhone mới có thể trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết do chính sách thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Sáng 4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ”.
(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.
(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Giá vàng chạm đỉnh 3.167,57 USD rồi quay đầu giảm khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Việc Mỹ áp 46% thuế lên hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam sẽ có tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn.
(CLO) 50 thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất áp thuế 500% lên hàng nhập khẩu từ các nước mua năng lượng Nga, gây áp lực buộc Moscow đàm phán hòa bình.