Nam Định, Thái Bình dẫn đầu về xử lý hành vi tham nhũng

Thứ ba, 21/04/2020 18:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 5 tỉnh có điểm cao nhất về xử lý hành vi tham nhũng năm 2018, Nam Định và Thái Bình là hai địa phương liên tục ở mức cao trong 3 năm, đạt tỷ lệ trên 80%.

Sự kiện: tham nhũng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Theo Báo cáo đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2018 của Thanh tra Chính phủ, nhiều địa phương đã xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính...Tuy nhiên, giữa các địa phương không đồng đều, ở từng nội dung cũng có chênh lệch khá rõ rệt.

Công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp tỉnh hiện nay chỉ đạt được xấp xỉ 60% yêu cầu, điểm trung bình toàn quốc là 59.575/100. Kết quả trên cho thấy công tác phòng chống tham nhũng ở cấp tỉnh cần được quan tâm, chỉ đạo tích cực hơn nữa.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong 5 tỉnh có điểm cao nhất về xử lý hành vi tham nhũng năm 2018, Nam Định và Thái Bình là hai địa phương liên tục ở mức cao trong 3 năm, đạt tỷ lệ trên 80%. Các địa phương còn lại cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong quyết tâm xử lý tội phạm tham nhũng khi tổng điểm các phần xử lý hành chính, xử lý hình sự và thu hồi tài sản tham nhũng thể hiện tăng dần đều (Đồng Tháp tăng ở mức 120%, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tăng trên 140%, so với năm 2016).

Tuy nhiên, tỉnh đạt điểm cao nhất là Nam Định (80.37 điểm), tỉnh đạt điểm thấp nhất là tỉnh Ninh Thuận (32.16 điểm), khoảng cách chênh lệch lớn nhất là 48.21 điểm (gấp 4.7 lần mức chênh lệch trung bình) thể hiện Công tác phòng, chống tham nhũng giữa các địa phương không đồng đều và có khoảng cách khá xa nhau.

Cũng theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, về kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trung bình cả nước đạt 18,373/30 điểm, đạt 61,36% yêu cầu; điểm cao nhất là 27,29 điểm (tỉnh Lai Châu, đạt 91% so với yêu cầu); thấp nhất là 6,4 điểm (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đạt 21,33% so với yêu cầu).

Điểm số về công tác phòng, chống tham nhũng của các tỉnh, thành năm 2018. Nguồn: TTCP

Điểm số về công tác phòng, chống tham nhũng của các tỉnh, thành năm 2018. Nguồn: TTCP

Kết quả phát hiện tham nhũng đạt 39,39 % với yêu cầu, kết quả này thấp hơn năm 2017, đây là năm thứ hai liên tiếp điểm số này giảm so với năm trước đó. 

Việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ và công tác giám sát còn thấp. Kết quả phát hiện tham nhũng vẫn chủ yếu thông qua công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Điều này được thể hiện qua kết quả trung bình chung của cả nước về phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra và qua công tác điều tra, truy tố, xét xử...

Kết quả xử lý tham nhũng đạt 58.28 % so với yêu cầu, tăng 16.84 % so với số điểm năm 2017, đáng ngại là Ninh Thuận, Tuyên Quang đã đạt 0 điểm, trong khi Ninh Thuận vẫn có điểm phát hiện tham nhũng.

Kết quả xử lý hành chính về hành vi tham nhũng có xu hướng giảm và chỉ đạt 48.74% so với yêu cầu. Về kết quả xử lý hình sự, năm 2018 có 56 tỉnh đạt kết quả xử lý hình sự ở mức cao (đạt trên 70%), tăng 3 tỉnh so với số lượng năm 2017.

Tuy xử lý hình sự có tăng hơn nhưng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng năm 2018 có xu hướng giảm nhẹ. Có 3 tỉnh không có kết quả thu hồi tài sản tham nhũng (Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tuyên Quang).

Thực tế này chỉ ra việc thu hồi và khắc phục về kinh tế do tham nhũng gây ra vẫn rất khó khăn, nỗ lực trong các năm qua của các địa phương trong cả nước chưa tương xứng với kỳ vọng và yêu cầu của việc xử lý hành vi tham nhũng. 

Năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được các địa phương trên toàn quốc tích cực triển khai, thực hiện. Các hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng được triển khai đồng bộ ở hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ...

Công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2018 cho thấy còn nhiều điểm cần khắc phục.

Như, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh còn chưa đạt yêu cầu, khoảng cách giữa các địa phương chưa đồng đều, còn khoảng cách xa nhau. Tình trạng này phản ánh thực chất về nhận thức và biện pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng giữa các địa phương có sự khác biệt...

Phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn là khâu yếu trong công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương, giữa các địa phương cũng có khoảng cách lớn, thậm chí có một số địa phương đạt 0 điểm ở nội dung này.

Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng thông qua giải quyết tố cáo hiệu quả thấp, nhìn chung việc phát hiện tham nhũng ở các địa phương chủ yếu qua công tác thanh tra, điều tra, truy tố xét xử cũng như qua phát hiện của báo chí, qua dư luận xã hội...

Từ các nội dung nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã có những kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; việc phát hiện, xử lý tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.   

Minh Chí

Tin khác

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức