Năm học 2024-2025 là thời điểm hết sức quan trọng của ngành giáo dục

Thứ ba, 23/07/2024 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm học 2024-2025 cũng là năm chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm, do đó, Bộ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT lưu ý tham mưu lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm 2025-2030 để địa phương chủ động đầu tư cho giáo dục.

Tại hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2024 (tổ chức 22/7 tại Hải Phòng), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của năm học 2023-2024 trong tiến trình đổi mới giáo dục.

Đồng thời, ông khẳng định đây là năm học thành công. “Toàn ngành đã rất nỗ lực, cố gắng, cả trong thầm lặng và cả hưởng ứng các cuộc vận động để có được năm học đạt được các mục tiêu đề ra”, Bộ trưởng Sơn nói.

nam hoc 2024 2025 la thoi diem het suc quan trong cua nganh giao duc hinh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Nhấn mạnh một số kết quả quan trọng trong năm học 2023-2024, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá: "Trong năm qua, tất cả các Sở GD&ĐT trong cả nước đã rất tích cực trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các lớp 4,8,11, đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, chất lượng".

"Các địa phương đã tích cực xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các môn học mới, giáo viên cho các môn học mới, vấn đề dạy học tích hợp, tập huấn nâng cao trình độ giáo viên, hỗ trợ giáo viên, đổi mới kiểm tra đánh giá và tham mưu cho chính quyền địa phương giải quyết nhiều nội dung liên quan đến quá trình đổi mới", ông nói.

Các địa phương với sự tham mưu của các Sở GD&ĐT cũng đã phối hợp, với sự điều tiết chung của Bộ GD&ĐT tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt.

Đề cập tới 2 công việc lớn trong năm qua là tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 và giải trình phục vụ đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông và việc xã hội hóa biên soạn, xuất bản và sử dụng sách giáo khoa trong chương trình mới, Bộ trưởng ghi nhận: Qua 2 cuộc đánh giá và giải trình lớn, với nỗ lực của toàn ngành, với yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết về chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước, chưa bao giờ ngành Giáo dục được cả nước quan tâm, chăm lo như thời điểm hiện nay.

Đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, Bộ trưởng nhìn nhận một số việc cụ thể mà các địa phương đã tích cực thực hiện đạt hiệu quả trong năm học vừa qua như tìm tòi, có nhiều sáng tạo về chính sách phù hợp với đặc thù địa phương;

Nỗ lực tuyển dụng khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; nỗ lực tham mưu địa phương đầu tư cơ sở vật chất; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, các hoạt động dạy học…

“Tôi ghi nhận và biểu dương sự quyết liệt, tâm huyết của lãnh đạo các Sở GD&ĐT trong công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phát triển GD&ĐT trên địa bàn và sự chỉ đạo, điều hành mạnh mẽ đối với giáo dục địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực GD&ĐT, tạo ra sự thông suốt từ trung ương đến địa phương”, Bộ trưởng nói, đồng thời cảm ơn lãnh đạo các Sở GD&ĐT đã đồng sức, đồng lòng, chung tay gánh vác công việc của ngành, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi đầy thử thách hiện nay.

Bên cạnh ghi nhận kết quả, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng chỉ ra cũng những khó khăn, tồn tại cần khắc phục và nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp của toàn ngành trong năm học 2024-2025.

Theo Bộ trưởng, năm học 2024-2025 là năm với rất nhiều những yêu cầu, nhiệm vụ và thời điểm hết sức quan trọng của ngành. 

Để thực hiện triển khai có hiệu quả các mục tiêu đặt ra cho năm học mới, Bộ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29;

Các chủ trương, định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Quốc hội; Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 29; từ đó ban hành kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể triển khai tại địa phương.

Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ và từng bước phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị điều kiện mọi mặt để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Với nhiệm vụ này, Bộ trưởng lưu ý cụ thể các địa phương về triển khai tuyển sinh lớp 10, chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về phương diện xây dựng thể chế, Bộ trưởng lưu ý lãnh đạo các Sở GD&ĐT tiếp tục quan tâm góp ý cho các dự thảo văn bản;

Trong đó, trước hết là thảo luận góp ý thật sâu, đầy đủ, toàn diện cho Luật Nhà giáo và chuẩn bị tinh thần, điều kiện để chủ động thực hiện các nội dung của Luật Nhà giáo nếu được thông qua, ban hành.

“Dự thảo Luật đang xây dựng trên tình thần chuyển từ quản lý mang tính hành chính trong quản lý nhà nước đối với nhà giáo sang quản trị nguồn nhân lực đối với nhà giáo.

Luật cũng nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, đem lại nhiều ưu thế và quyền lợi hơn cho nhà giáo, nhưng cũng yêu cầu, đòi hỏi nhà giáo phải phấn đấu phát triển nhiều hơn, tạo tiền đề và căn cứ để nâng cao chất lượng giáo dục và làm điều kiện để khôi phục và nâng cao sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo.

Đó là 2 phương diện của việc xây dựng Luật và cần làm công tác tư tưởng với toàn bộ đội ngũ”, Bộ trưởng lưu ý.

Năm học 2024-2025 là năm chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm, do đó, Bộ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT lưu ý tham mưu lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm 2025-2030 để địa phương chủ động đầu tư cho giáo dục. Cùng với đó là tham mưu bảo đảm chi ngân sách tối thiểu cho giáo dục 20%.

“Chúng ta cũng lưu ý khai thác chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi đối với các tỉnh thành, như Hà Nội có Luật Thủ đô, hoặc các chính sách đặc thù với TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An...

Tuy mức độ có khác nhau nhưng đều có thể khai thác được những điểm có lợi để phát triển giáo dục. Từ thí điểm đặc thù có thể nhân rộng các địa phương khác”, Bộ trưởng nói.

Nhấn mạnh ưu tiên và tập trung cao cho đổi mới giáo dục phổ thông các lớp cuối cấp, Bộ trưởng đồng thời đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục tham mưu địa phương quan tâm đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất, chuẩn bị phương án để bảo đảm kiên cố hóa 100% cơ sở giáo dục đến năm 2030;

Phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó, quan tâm phát triển các trường dân tộc nội trú, giáo dục dân tộc...

Cần lưu ý việc phân luồng hướng nghiệp cho học sinh trên cơ sở tự nguyện, kiến nghị các chính sách để bảo đảm quyền đươc lựa chọn của người học;

Tham mưu cho địa phương và chính Sở GD&ĐT cần điều chỉnh các quan niệm và hoạt động để giảm bệnh thành tích; quan tâm tới đội ngũ hiệu trưởng, quan tâm tới phụ huynh để phụ huynh ủng hộ, đồng hành, chia sẻ… cũng là những lưu ý của Bộ trưởng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT cần làm tốt công tác truyền thông, cả truyền thông nội bộ và với xã hội; lãnh đạo các sở GD&ĐT kết nối nhiều hơn; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra;

Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh, y tế trường học, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành...

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Ngày 19/9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Giáo dục
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục