Năm học mới, nhiệm vụ đầu tiên của giáo dục Trung học là phòng, chống dịch Covid-19

Thứ năm, 12/08/2021 12:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học được đặt mục tiêu phải linh hoạt, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến khó lường, bất thường của thiên tai, dịch bệnh.

Sự kiện: COVID-19

Hôm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GD&ĐT, 63 điểm cầu Sở GD&ĐT, hơn 700 điểm cầu Phòng GD&ĐT và khoảng 2.000 điểm cầu trường THPT.

Trong báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2020-2021, cả nước có 8.257.154 học sinh trung học, trong đó cấp THCS là 5.743.171 và THPT là 2.513.983 em. Quy mô học sinh tương đối ổn định so với năm học 2019-2020.

Năm học 2021 - 2022 sẽ là năm được dự báo gặp nhiều khó khăn vì tình hình dịch bệnh COVID-19 (ảnh nguồn internet).

Năm học 2021 - 2022 sẽ là năm được dự báo gặp nhiều khó khăn vì tình hình dịch bệnh COVID-19 (ảnh nguồn internet).

Năm học 2020-2021, các cơ sở giáo dục trung học đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình phù hợp với điều kiện triển khai của nhà trường, giúp cho việc tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian phải tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19. 

Cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là trong những tháng cuối năm học 2020-2021 vừa qua.

Giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực. Điều này thể hiện qua kết quả học sinh tham gia các kỳ thi khu vực và quốc tế. Cụ thể, mùa Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh tham gia dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với: 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.

Tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), có 1 dự án của học sinh Việt Nam đã đạt giải Ba - giải chính thức của Hội thi và 2 dự án đoạt 03 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.

Chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6 cấp THCS, các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.

Sách giáo khoa lớp 6 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, 63 tỉnh thành phố đã tổ chức lựa chọn sách theo quy định của Thông tư số 25.

Kết quả, tại mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%. 

Trong báo cáo của Bộ GD&ĐT, bên cạnh kết quả đạt được, giáo dục Trung học năm 2020-2021 vẫn còn một một số hạn chế, như chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữ các vùng, miền.

Còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng sa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp... Tỉ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm.

Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.

Cũng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà giáo dục Trung học đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học được đặt mục tiêu phải linh hoạt, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến khó lường, bất thường của thiên tai, dịch bệnh.

Năm học này, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6. Do đó, nhiệm vụ quan trọng được đề ra là triển khai hiệu quả chương trình này và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.

Việc phát triển đội ngũ nhà giáo; quy mô trường lớp, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS và chất lượng giáo dục trung học.

"Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, quản trị trường học, thực hiện kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học, cũng là các nhiệm vụ được giáo dục Trung học đề ra cho năm học 2021-2022", Bộ GD&ĐT yêu cầu.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục