Nan giải cuộc chiến chống lại “sát thủ” ô nhiễm không khí tại Ấn Độ

Thứ sáu, 10/11/2023 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ấn Độ từ lâu đã là một trong những quốc gia vô địch về ô nhiễm không khí khi đánh giá mới nhất cho thấy có tổng cộng 39 thành phố của Ấn Độ nằm trong danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Cuộc chiến chống lại ô nhiễm không khí - vốn vẫn được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” – tại quốc gia Nam Á này vì thế, vô cùng nan giải. Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng đến nay, hiệu quả đạt được dường như vẫn chỉ là “muối bỏ biển”.

Quốc gia có hơn 2/3 thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Ô nhiễm không khí đã bị xem là vấn nạn tại Ấn Độ từ nhiều thập kỷ qua. Năm 2016, chỉ trong vòng một tuần đầu tiên của tháng 11, khoảng 1.800 trường tiểu học với hàng triệu học sinh Ấn Độ đã buộc phải nghỉ học vì ô nhiễm không khí quá cao ở thủ đô New Delhi.

Cư dân thành phố cho biết họ không thở được, chảy nước mắt, ho và hắt hơi liên tục. Hàng chục ngàn công nhân báo ốm và xếp hàng dài tại những quầy thuốc để mua khẩu trang. Chính quyền Delhi đã phải đưa ra một loạt biện pháp nhằm giảm bớt mức ô nhiễm không khí, bao gồm việc tạm ngừng các hoạt động xây dựng và phá dỡ công trình trong vòng 5 ngày, cho xe phun nước rửa đường nhằm hạn chế bụi và nghiêm cấm đốt rác.

Chính quyền Delhi cũng kêu gọi người dân nên ở trong nhà, tránh ra ngoài nếu không cần thiết. Thời điểm đó, chỉ số ô nhiễm không khí đã lần đầu tiên vượt 1.000 microgram/m3 tại một khu vực ở phía Nam thủ đô New Delhi, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được xem là tệ nhất trong vòng 20 năm tại quốc gia Nam Á này. Cũng tại thời điểm năm 2016, WHO đưa ra số liệu cho biết, trong số 7 triệu người thiệt mạng trên toàn cầu mỗi năm do tình trạng ô nhiễm không khí, hơn 1/3 là từ Ấn Độ.

nan giai cuoc chien chong lai sat thu o nhiem khong khi tai an do hinh 1

Khói mù bao phủ thủ đô New Delhi của Ấn Độ ngày 1/11/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những năm sau đó, vấn nạn ô nhiễm vẫn không ngừng đeo bám Ấn Độ, nếu không muốn nói là diễn tiến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. Năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí tại Thủ đô New Delhi cao gấp 20 lần so với mức WHO khuyến cáo. Who cũng cảnh báo ô nhiễm khói bụi có thể khiến hơn 1 triệu người dân Ấn Độ tử vong mỗi năm.

Tòa án Xanh Quốc gia của Ấn Độ đưa ra tuyên bố, nguồn nước sông Hằng không thể uống cũng như tắm vì nước này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2019, báo cáo do tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) có trụ sở tại Hà Lan công bố, trong số 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới có tới 7 thành phố ở Ấn Độ.

Trong đó, Gurugram, một vùng ngoại ô thủ đô New Delhi, là nơi ô nhiễm nhất, với chỉ số chất lượng không khí (AQI - đo mức bụi siêu vi PM2.5 trong không khí) trung bình ở mức 135,8 cao gấp 3 lần mức an toàn đối với sức khỏe con người theo đánh giá của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).

Năm 2020, Báo cáo chất lượng không khí năm 2019 của IQAir Visual (IQAir AirVisual có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí), cho biết, 21 trong tổng số 30 thành phố có chất lượng không khí kém nhất trên thế giới là các thành phố của Ấn Độ. Đáng quan ngại hơn nữa là 6 thành phố trong số này còn có tên trong top 10 những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Ghaziabad - thành phố ở phía bắc bang Uttar Pradesh (Ấn Độ), được xếp hạng là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chỉ số chất lượng không khí trung bình (AQI) năm 2019 là 110,2 - gấp đôi ngưỡng có thể chấp nhận được mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ khuyến cáo. 

Những con số mới nhất được thống kê hồi đầu tháng 3/2023 lại một lần nữa cho thấy Ấn Độ vẫn là nơi đứng đầu về ô nhiễm không khí. Báo cáo Chất lượng Không khí thế giới lần thứ 5 do công ty IQAir lập và công bố cho thấy có tổng cộng 39 thành phố của Ấn Độ nằm trong danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Trong đó, Bhiwadi ở bang Rajasthan với mức PM2.5 là 92,7 bị đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Ấn Độ và là thành phố ô nhiễm thứ 3 trên thế giới. Đặc biệt, Delhi với mức PM2.5 là 92,6 - gần gấp 20 lần giới hạn an toàn, nằm thứ 4 trong danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Mới đây nhất, ngày 4/11 vừa qua, thủ đô New Delhi đứng đầu danh sách thời gian thực về các thành phố ô nhiễm nhất thế giới do IQAir thực hiện. Chỉ số chất lượng không khí của thủ đô Ấn Độ hôm 3/11 ở mức 640 và được đánh giá “nguy hiểm”, gần gấp đôi vị trí thứ 2 là thành phố Lahore của Pakistan với 335 điểm.

Theo IQAir, nồng độ bụi mịn PM2.5 ở New Delhi hôm 3/11 gấp 53,4 lần mức an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị. Các trường trung học cơ sở ở thủ đô Ấn Độ đã được lệnh đóng cửa vào ngày 3 và 4/11. Hầu hết các công trình xây dựng trong các khu vực này cũng bị đình chỉ.

nan giai cuoc chien chong lai sat thu o nhiem khong khi tai an do hinh 2

Ô nhiễm không khí ở New Delhi. (Nguồn: NDTV)

Nan giải cuộc chiến chống lại “sát thủ thầm lặng”

Không phải vô cớ các chuyên gia đã gọi ô nhiễm không khí là sát thủ thầm lặng. Ô nhiễm không khí nguy hiểm hơn cả thuốc lá hay rượu bia, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu.

Theo khẳng định của WHO, ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, khoảng 200.000 trong đó là trẻ dưới 15 tuổi. Trước đó, năm 2022, thống kê của WHO cho biết cứ 100 người có 99 người phải hít thở trong bầu không khí ô nhiễm. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chicago vào đầu năm 2023, cuộc sống của người dân có thể bị rút ngắn 12 năm do chất lượng không khí kém.

Trong số các quốc gia, Ấn Độ được xem là quốc gia phải đối mặt với “gánh nặng sức khỏe lớn nhất” do ô nhiễm không khí và số lượng lớn người dân bị ảnh hưởng bởi nồng độ ô nhiễm bụi mịn cao. Từ sự nguy hiểm ấy, Ấn Độ từ lâu đã xem ô nhiễm không khí là vấn nạn đáng quan ngại bậc nhất là xem chống ô nhiễm không khí là một cuộc chiến quyết liệt.

nan giai cuoc chien chong lai sat thu o nhiem khong khi tai an do hinh 3

Việc những người nông dân đốt rơm rạ trên các cánh đồng ngoại ô thành phố là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở New Delhi. (Nguồn: AP)

Để có thể chiến đấu và chiến thắng được “sát thủ thầm lặng”, rất nhiều giải pháp, biện pháp chống ô nhiễm không khí đã được đưa ra tại Ấn Độ.  Năm 2019, nhiều máy lọc không khí khổng lồ đã được lắp đặt tại các đoạn giao cắt đông đúc ở thủ đô New Delhi nhằm chống lại bụi bẩn trên đường và ô nhiễm từ khí thải của các phương tiện.

Cũng trong năm nay, nhà chức trách New Delhi đã hạn chế việc sử dụng xe cá nhân trong 2 tuần thông qua một hệ thống phân loại, trong đó cho phép xe chỉ hoạt động luân phiên theo ngày tùy theo đuôi biển số xe là chẵn hay lẻ. Ấn Độ cũng đã cân nhắc việc sử dụng công nghệ đám mây do Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) phát triển nhằm tạo mưa và giảm mức ô nhiễm.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị trì hoãn do không có máy bay hay đủ sự hỗ trợ công nghệ cần thiết để phát tán mây. Năm 2022, 521 vòi phun nước, 233 súng chống khói và 150 súng chống khói di động đã được triển khai trên khắp thủ đô Ấn Độ và các vùng lân cận, đặc biệt là những khu vực nơi ô nhiễm không khí sắp chạm ngưỡng “nghiêm trọng”, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.

Chính quyền vùng Delhi thời gian này cũng đã quyết định cấm các hoạt động xây dựng và phá dỡ trên địa bàn với 586 nhóm được thành lập để giám sát lệnh cấm. Mới đây nhất, Ấn Độ đã khởi động Chương trình Không khí sạch Quốc gia (NCAP) đầu tiên nhằm mục đích giảm 20-30% mức độ bụi mịn PM 2.5 và bụi mịn PM 10 tại 102 thành phố vào năm 2024.

nan giai cuoc chien chong lai sat thu o nhiem khong khi tai an do hinh 4

Một cảnh sát giao thông trong màn sương mù dày đặc vì ô nhiễm ở New Delhi. (Nguồn: Indian Express)

Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng cho tới nay, cuộc chiến chống lại “sát thủ thầm lặng” vẫn còn rất nan giải. Đơn cử như lệnh cấm đốt rơm rạ vẫn mãi chưa phát huy hiệu quả bởi các mức phạt chưa được áp dụng nghiêm ngặt, cũng như việc nhà chức trách thiếu giải pháp hỗ trợ máy móc giúp nông dân xử lý rơm rạ, và chưa thể thay đổi nhận thức người nông dân. 

Trong bối cảnh cuộc chiến “vẫn chưa đi tới đâu” thì các nghiên cứu vẫn tiếp tục cảnh báo: Khói bụi càng nhiều, sức khoẻ càng giảm, ô nhiễm không khí có liên quan đến đau tim, bệnh hen suyễn, tiểu đường và ung thư gan. Tại New Delhi, việc hít thở khói bụi tương đương với hút 25 điếu thuốc mỗi ngày, góp phần vào việc gây ra hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu do ô nhiễm không khí.

Hà Anh

Tin mới

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.

Kinh tế vĩ mô
Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.

Kinh tế vĩ mô
Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tin tức
Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghề báo
BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.

Xe
Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đời sống văn hóa
An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.

Kinh doanh - Tài chính
Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Tin tức
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế