Nạn lừa đảo bất động sản và nỗi đau của người thuê nhà Hàn Quốc

Thứ ba, 28/05/2024 07:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hệ thống nhà cho thuê "jeonse" của Hàn Quốc hiện đầy rẫy nạn lừa đảo, gây thiệt hại hơn một tỷ USD mỗi năm và khiến cuộc sống nạn nhân rơi vào bế tắc.

Thị trường nhà cho thuê ở Hàn Quốc có một hệ thống độc đáo được gọi là "jeonse". Theo đó, người thuê phải trả số tiền đặt cọc khổng lồ, đôi khi lên tới hàng trăm nghìn USD, sau đó được sống miễn phí trong nhiều năm trước khi nhận lại toàn bộ số tiền khi chuyển đi.

Hệ thống này sẽ giúp chủ nhà tiếp cận nguồn tiền mặt không lãi suất để đầu cơ, đổi lại người thuê nhà sẽ có nhà ở miễn phí với tài sản thế chấp. Nhưng hệ thống này hiện đầy rẫy nạn lừa đảo. Dữ liệu của cảnh sát cho thấy hơn một tỷ USD bị mất vì các vụ lừa đảo jeonse mỗi năm.

Hệ thống này từng chiếm 2/3 thị trường nhà cho thuê vào những năm 1990, nhưng nó ngày càng ít phổ biến, một phần do nhận thức về rủi ro ngày càng được nâng cao.

nan lua dao bat dong san va noi dau cua nguoi thue nha han quoc hinh 1

Các nạn nhân của nạn lừa đảo jeonse biểu tình gần Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul, ngày 8/5. Ảnh: AFP

Suốt 10 năm, Park Hyeon-su phải sống trong một căn hộ siêu nhỏ không có cửa sổ ở Seoul, làm việc từ hai ca một ngày để tích góp từng xu đặt cọc cho một căn nhà ưng ý. Cuối cùng, anh cũng tiết kiệm được 73.000 USD và dành số tiền này để đặt cọc cho ngôi nhà. 

Nhưng sau khi trả số tiền cọc khổng lồ và chuyển đến nơi ở mới, anh mới nhận ra người mà anh chuyển tiền cọc chưa từng có thẩm quyền cho thuê tài sản. Người này đã biến mất sau khi nhận tiền, còn Park bị đuổi ra khỏi nhà mà không có cách nào lấy lại tài sản của mình.

Với Park, 73.000 USD không chỉ là tiền mặt mà còn là công sức của "toàn bộ những năm 20 và đầu 30 tuổi". Dù các thủ tục tố tụng đang diễn ra, vẫn rất khó để Park nhận được tiền bồi thường.

Park, 37 tuổi, cho biết: "Giấc mơ sở hữu một ngôi nhà của tôi đã tan biến và tôi đã từ bỏ việc hẹn hò, chưa kể đến việc kết hôn hay sinh con".

Dữ liệu chính thức cho thấy ít nhất 17.000 người đã rơi vào hoàn cảnh như Park trong những năm gần đây. Khoảng 70% nạn nhân ở độ tuổi 20 và 30.

Theo các nhà hoạt động, chính quyền chưa làm đủ để giúp đỡ nạn nhân hoặc trừng phạt những kẻ lừa đảo. Mức án tối đa cho tội lừa đảo ở Hàn Quốc là 15 năm tù.

Các nhà hoạt động cho biết ít nhất 8 nạn nhân của vụ lừa đảo jeonse đã tự sát. Nhiều người thuê nhà phải vay ngân hàng để trang trải khoản tiền cọc khổng lồ cho jeonse, dự định sẽ trả lại bằng tiền hoàn cọc khi họ chuyển đi. Nhưng sau khi bị lừa, họ lại phải tiếp tục vay ngân hàng.

Năm ngoái, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một dự luật đặc biệt nhằm giúp đỡ các nạn nhân, trong đó Ủy ban Dịch vụ Tài chính cung cấp các khoản vay không lãi suất có thể được hoàn trả trong vòng 20 năm.

Tuy nhiên, các nạn nhân của vụ lừa đảo jeonse nói rằng họ không cần tới 20 năm để hoàn trả các khoản vay ngân hàng, trừ khi chính quyền lấy lại tiền cọc của họ từ những kẻ lừa đảo.

Ahn Sang-mi, một nạn nhân, cho biết tại một cuộc biểu tình gần đây ở Seoul: "Việc yêu cầu những người trẻ dành 20 năm tới để trả lại số tiền bị mất do lừa đảo cũng giống như bảo họ ngừng sống".

nan lua dao bat dong san va noi dau cua nguoi thue nha han quoc hinh 2

Park Hyeon-su, nạn nhân của nạn lừa đảo bất động sản jeonse. Ảnh: AFP

4 năm trước, Choi Jee-su, 33 tuổi, đã dùng tiền tiết kiệm cả đời cộng với khoản vay ngân hàng để chuyển đến một căn hộ jeonse với mong muốn thoát khỏi cuộc sống trong căn phòng ký túc xá đầy gián.

Tuy nhiên sau khi trả tiền cọc, Choi phát hiện căn hộ của mình đã được bán và người chủ nhà cũng biến mất cùng số tiền đặt cọc của anh, chỉ để lại cho anh những khoản nợ lớn.

Để trả khoản vay ngân hàng ban đầu, Choi phải vay thẻ tín dụng lãi suất cao và bán hết cổ phiếu của mình, làm việc theo ca đến kiệt sức trong các nhà hàng và ăn đồ ăn rẻ tiền để tiết kiệm.

Anh nấu những bữa ăn ngon cho khách hàng nhưng lại "ngại mua một gói mì ăn liền" cho chính mình. Choi chia sẻ: "Cuối cùng tôi đã chọn gói mì rẻ hơn và vừa khóc vừa ăn vì nó có vị rất tệ".

Choi nói rằng chính quyền cần phải hành động vì nạn lừa đảo của jeonse đang hủy hoại cuộc sống nhiều người. "Nạn nhân mất đi tất cả. Cuộc sống, ước mơ và niềm vui của chúng tôi đã tan vỡ", anh nói.

Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã đề xuất dự luật để nhà nước hoàn trả cho người thuê nhà số tiền đặt cọc bị mất do lừa đảo. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc đã bác bỏ với lý do lo ngại về chi phí, hơn nữa dự luật có thể khiến những người thuê nhà trẻ tuổi thiếu cẩn thận khi ký hợp đồng. Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về dự luật vào ngày 28/5.

Hoài Phương (theo AFP)

Bình Luận

Tin khác

Nhà sản xuất phim Titanic và Avatar qua đời ở tuổi 63

Nhà sản xuất phim Titanic và Avatar qua đời ở tuổi 63

(CLO) Jon Landau, nhà sản xuất đã đoạt giải Oscar và là đối tác chặt chẽ của đạo diễn James Cameron trong các bộ phim bom tấn lớn nhất mọi thời đại "Titanic" và "Avatar", đã qua đời ở tuổi 63.

Thế giới 24h
Rheinmetall-Leonardo đấu thầu dự án xe bọc thép 21,5 tỷ USD của Ý

Rheinmetall-Leonardo đấu thầu dự án xe bọc thép 21,5 tỷ USD của Ý

(CLO) Hai tập đoàn quốc phòng Rheinmetall và Leonardo đã hợp tác để đấu thầu các hợp đồng trong tương lai của Chính phủ Ý cho hàng trăm xe bọc thép, trị giá lên tới 20 tỷ euro (21,5 tỷ USD).

Thế giới 24h
Tám người chết, hai triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Bangladesh

Tám người chết, hai triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Bangladesh

(CLO) Lũ lụt ở Bangladesh đã khiến 8 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người sau khi mưa lớn khiến các con sông lớn tràn bờ, theo các quan chức xác nhận hôm 6/7.

Thế giới 24h
Sập tòa nhà ở Ấn Độ, ít nhất 7 người thiệt mạng

Sập tòa nhà ở Ấn Độ, ít nhất 7 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 7 người thiệt mạng và một số người bị mắc kẹt trong vụ sập tòa nhà 5 tầng ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ vào ngày 6/7.

Thế giới 24h
Bê bối gian lận tuyển sinh gây chấn động ở Đại học Hồng Kông

Bê bối gian lận tuyển sinh gây chấn động ở Đại học Hồng Kông

(CLO) Hơn 30 sinh viên cao học, tất cả đều là người Trung Quốc, đã bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả để nhập học vào trường kinh doanh của Đại học Hồng Kông (HKU). Vụ việc này đang gây chấn động dự luận ở Hồng Kông.

Thế giới 24h