Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thứ năm, 24/03/2022 22:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước trong xây dựng kinh tế nhà nước và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Bởi từ nhận thức thì mới có khát vọng mạnh mẽ, quyết tâm cao hơn để làm việc này, để doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình.

Nhà nước phải tạo hệ sinh thái doanh nghiệp phù hợp

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội" (ngày 24/2), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Sứ mệnh của DNNN đã được Đảng xác định rõ trong các nghị quyết Trung ương và cho rằng, "trăn trở của chúng ta là làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh này".

nang cao nhan thuc cua doanh nghiep nha nuoc trong xay dung nen kinh te doc lap tu chu hinh 1

Thủ tướng nhấn mạnh doanh nghiệp nhà nước phải kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được, từ đó phải tạo ra bước phát triển tích cực, nhanh, bền vững, một số doanh nghiệp phải tạo bước phát triển đột phá.

“Nhà nước phải tạo môi trường, tạo không gian, hệ sinh thái doanh nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, Nhà nước phải tạo hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp từ việc đổi mới tư duy giữa quản lý chặt chẽ với phát triển hài hòa, hợp lý, thông qua cơ chế, chính sách, sự quan tâm, chia sẻ, trân trọng, cương quyết và nhất quán. Về phần mình, doanh nghiệp phải tham gia tích cực vào phát triển đất nước.

Theo Thủ tướng, trong hơn 35 năm đổi mới, doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, góp phần vào thành quả to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, vẫn còn những trăn trở như DNNN phát triển chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ; chưa lớn mạnh như mong muốn, yêu cầu đặt ra; chưa làm được một số việc trong khả năng của mình.

Trong 5 năm qua, chưa có công trình lớn do DNNN đầu tư. Một trăn trở nữa là chưa vận dụng tốt thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chưa đạt nhiều kết quả trong đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cũng nhìn nhận, thể chế và cơ chế chính sách còn vướng mắc, cần được tháo gỡ. Nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thúc đẩy, củng cố vai trò, vị trí, tầm quan trọng của DNNN chưa cao, chưa toàn diện, đồng bộ, liên tục. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, môi trường pháp lý, hệ sinh thái vẫn còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ, còn bất cập, cần giải quyết.

Huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước để phục hồi kinh tế

Trong thời gian tới, Thủ tướng gợi ý mục tiêu DNNN phấn đấu đóng góp 35% ngân sách Nhà nước trong nhiệm kỳ này; nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, người lao động năm sau cao hơn năm trước.

"Chung tay xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp, môi trường lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, trách nhiệm, nghĩa tình, nhân văn và không tham nhũng, phù hợp với định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc", Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh "nhiệm vụ này cả Chính phủ, doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương và từng cá nhân cần phải chung tay". 

nang cao nhan thuc cua doanh nghiep nha nuoc trong xay dung nen kinh te doc lap tu chu hinh 2

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ thể chế, cơ chế chính sách; tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, trách nhiệm, tự chủ, trách nhiệm của doanh nghiệp.

Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ yêu cầu: "Nâng cao nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của DNNN trong xây dựng kinh tế nhà nước và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Từ nhận thức thì chúng ta mới có khát vọng mạnh mẽ, quyết tâm cao hơn để làm việc này, để doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình".

Thủ tướng cũng yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cụ thể và phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ; huy động nguồn lực của DNNN vào phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Cần coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương trình Chính phủ quy định các nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người quản lý, người lao động trong DNNN theo nguyên tắc thị trường, gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ sửa đổi quy định hiện hành về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo, đầu tư phát triển khoa học công nghệ; thời hạn trình trong năm 2022. 

Thanh tra Chính phủ chủ trì nghiên cứu đổi mới các quy định về thanh tra doanh nghiệp, trong đó đề xuất giải pháp đổi mới công tác thanh tra doanh nghiệp nhà nước, cho phù hợp với thực tiễn theo hướng tránh thanh tra chồng chéo; đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mang tính tổng thể. 

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các ý kiến đóng góp tại Hội nghị, hoàn thiện để Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

(CLO) Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mục tiêu là cuối năm 2024, phải chọn được nhà đầu tư, để năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Tin tức
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

(CLO) Ngày 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam.

Tin tức
Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1

Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1

(CLO) Ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định số 2012/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu việc giảm thuế

90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu việc giảm thuế

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đa số thuốc thông thường Việt Nam sản xuất được, bởi ngành công nghiệp dược của Việt Nam phát triển khá, nhưng 90% nguyên liệu để sản xuất thì phải nhập khẩu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu có chính sách bổ sung giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, chính sách này nhằm giảm giá thành thuốc. 

Tin tức