Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ là điểm yếu của doanh nghiệp điện tử Việt

Chủ nhật, 21/04/2019 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đặc thù của các sản phẩm linh kiện, phụ tùng ngành điện tử là cần công nghệ cao, thì doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn yếu về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ.

Thời gian tới cần nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu. (Ảnh TL)

Thời gian tới cần nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu. (Ảnh TL)

Thống kê cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp năm 2018 đạt 201,7 tỷ USD. Trong đó, có 22 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD tăng trưởng mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp.

Cao nhất là nhóm điện thoại và linh kiện (49 tỷ USD); dệt may (30,5 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (29,3 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (16,5 tỷ USD); giày dép (16,2 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (7,9 tỷ USD); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (5,2 tỷ USD); sắt thép (4,5 tỷ USD); xơ sợi (4 tỷ USD).

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, đóng góp chính cho sự tăng trưởng của các dòng sản phẩm này là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các tập đoàn đa quốc gia với sự góp mặt của Samsung, LG..., những doanh nghiệp đã chọn Việt Nam là điểm sản xuất chính trên thế giới và khu vực, kéo thêm hàng trăm nhà cung cấp linh kiện đi cùng nên đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng cao.

Nhóm hàng này tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2019 với kim ngạch đạt 6,79 tỷ USD.

Có thể thấy, mặc dù Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành công nghiệp điện tử với khoảng trên 200 doanh nghiệp đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp FDI nhưng chủ yếu là phụ tùng thay thế, chưa sản xuất được sản phẩm chính. Trong khi đó, đặc thù của các sản phẩm linh kiện, phụ tùng ngành điện tử là cần công nghệ cao, thì  doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn yếu về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, trong năm nay, Bộ sẽ triển khai tích cực Đề án và Kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp; tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, Bộ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỉ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỉ lệ nội địa hóa.

“Thời gian tới, sẽ phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên; trong đó, có công nghiệp hỗ trợ để năng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu...”, Thứ trưởng nói.

Bộ Công Thương dự kiến, năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 9-10% so với năm 2018. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13% còn khai khoáng giảm bằng 91% so với năm 2018.

Minh Thùy

Tin khác

Nam A Bank tiên phong sáng tạo số trong ngành ngân hàng

Nam A Bank tiên phong sáng tạo số trong ngành ngân hàng

(CLO) Ngày 8/5, đồng hành sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024”, Nam A Bank đã mang đến những trải nghiệm độc đáo, nhiều công nghệ mới được tích hợp trong Hệ sinh thái số Nam A Bank.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm liền mạch và bảo mật của người dân

Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm liền mạch và bảo mật của người dân

(CLO) Tại sự kiện “Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng” 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Techcombank tiếp tục tiên phong mang đến những giải pháp tiêu biểu trên ứng dụng ngân hàng số, nhằm nâng tầm trải nghiệm giao dịch thanh toán liền mạch, bảo mật và an toàn cho khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Vàng miếng bán chạy 'như tôm tươi' tại cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động

Hàn Quốc: Vàng miếng bán chạy "như tôm tươi" tại cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động

(CLO) Ngoài mì ramen và xúc xích, các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc còn có một món mới phổ biến trong thực đơn: vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Những yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn nền tảng họp trực tuyến dành cho các tổ chức, doanh nghiệp

Những yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn nền tảng họp trực tuyến dành cho các tổ chức, doanh nghiệp

(CLO) Trong thời đại số, các nền tảng họp trực tuyến đang bung nở như nấm sau mưa, việc lựa chọn được một giải pháp phù hợp với điều kiện, nhu cầu và tính chất riêng của từng tổ chức, doanh nghiệp luôn là một vấn đề đau đầu với các nhà quản lý. Dưới đây là những yếu tố hàng đầu đã, đang được nhiều khách hàng trong và ngoài nước áp dụng:

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau 3 lần huỷ đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước bán thành công 3.400 lượng vàng SJC

Sau 3 lần huỷ đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước bán thành công 3.400 lượng vàng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng hôm nay (8/5) có 3 thành viên trúng thầu, qua đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán thành công 3.400 lượng vàng SJC.

Thị trường - Doanh nghiệp