Năng lượng sạch: Sự lựa chọn mới của thế giới năm 2022

Thứ năm, 29/12/2022 10:11 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2022 với những hệ lụy tồi tệ từ biến đổi khí hậu cùng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vẫn chưa có lối thoát đã là những cái cớ để hầu hết các quốc gia, ngay cả những cường quốc, đã buộc phải có cho mình sự lựa chọn, cũng không hẳn là hoàn toàn mới: năng lượng sạch.

Từ cảnh báo và mục tiêu của LHQ, WMO...

Thực ra không phải đến tận năm 2022 vừa qua, tính cấp thiết của việc lựa chọn năng lượng sạch đã được nhiều lần đặt ra. Cách đây hơn 3 năm, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra trong báo cáo, mang tên “Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển” đã từng khẳng định: nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu đã đề ra, thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng đầu tư ít nhất gấp 7 lần vào năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Cùng với đó, IEA cũng đã cảnh báo lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang tăng lên, tỷ lệ nghịch với các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực của toàn cầu trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu và năng lượng bền vững. IEA cũng nhiều lần lên tiếng cho rằng thế giới cần loại bỏ tất cả dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch trong tương lai nếu muốn đạt được mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 và hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái đất ở mức 1,5 độ C, rằng nhiên liệu hóa thạch chỉ nên chiếm khoảng 20% nguồn cung năng lượng vào năm 2050, giảm so với mức gần 80% như bấy lâu.

nang luong sach su lua chon moi cua the gioi nam 2022 hinh 1

Năm 2022 - thế giới “xoay trục” chuyển sang phát triển năng lượng sạch như năng lượng mặt trời. Tổng thống Macron thăm trang trại điện gió đầu tiên của Pháp. Ảnh: REUTERS.

Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do, trong đó có vấn đề lợi ích, những lời đề nghị có nội hàm tương tự từ các tổ chức như IEA đã không được lắng nghe một cách đúng mức. Đó có lẽ cũng là lý do để ngày 4/5/2022, Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Kế hoạch hành động về năng lượng nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp năng lượng sạch và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Theo LHQ, năng lượng sạch, giá cả phải chăng vào năm 2030 được xem là yếu tố quan trọng để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu và đưa mức phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050. Tháng 10/2022, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cũng công bố một báo cáo kêu gọi các chính phủ trên toàn cầu chuyển đổi năng lượng hiện tại sang năng lượng sạch hơn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy điện. Theo WMO, các nước sẽ chỉ đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 chỉ khi lượng điện khai thác từ các nguồn năng lượng sạch phải tăng gấp đôi trong vòng 8 năm tới.

Đến những bước chuyển động tích cực đầu tiên…

Gần một năm sau khi đưa nước Mỹ Mỹ chính thức gia nhập lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã, đang quyết liệt hiện thực hóa kế hoạch cắt giảm mạnh lượng khí thải trong 3 thập kỷ tới trước hết bằng việc công bố các bước để thúc đẩy vấn đề năng lượng sạch - đặc biệt là năng lượng gió ngoài khơi, năng lượng tái tạo. Mỹ đặt tham vọng đến năm 2050, điện mặt trời sẽ chiếm gần 50% tổng nguồn cung điện nước này.

Ngày 7/6, Tổng thống Mỹ Biden kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng, thúc đẩy việc sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời và các linh kiện, thiết bị khác trong phát triển điện mặt trời.

“Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch rẻ nhất và có thể phát triển nhanh nhất. Chúng ta có thể sản xuất đủ điện mặt trời để cung cấp tới tất cả các ngôi nhà ở Mỹ vào năm 2035 và tạo thêm đến 1,5 triệu việc làm”, bà Jennifer Granholm - Bộ trưởng Năng lượng Mỹ nhấn mạnh.

Ngày 01/11/2022, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược đầu tư 100 tỷ USD cho các dự án năng lượng sạch nhằm tạo ra 100 gigawatt vào năm 2035.

Theo thông báo của Nhà Trắng, khoản đầu tư 100 tỷ USD sẽ dành cho các dự án hỗ trợ tài chính, đầu tư và các dự án khác với mục tiêu đến năm 2035 tạo ra 100GW năng lượng sạch trên toàn cầu, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và tận dụng tối đa những lợi ích từ khí hậu. Hai bên sẽ thành lập nhóm chuyên gia đánh giá những dự án cần được ưu tiên, nghiên cứu loại bỏ những rào cản và đánh giá tiến độ thực hiện thỏa thuận.

nang luong sach su lua chon moi cua the gioi nam 2022 hinh 2

Phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam với những trang trại điện gió như Trung Nam được khánh thành tại huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng từ Nga cũng cho biết đang thúc đẩy việc chuyển đổi sang năng lượng thay thế, đặt mục tiêu đưa nguồn năng lượng mới lên đóng góp 80% sản lượng điện vào năm 2030.

Tương tự như Đức, Tây Ban Nha cũng đang chạy đua trong việc phát triển hydro xanh, cùng với một tổ hợp điện gió và năng lượng Mặt Trời trong nỗ lực giảm khí thải trong các hoạt động kinh tế.

Theo các chuyên gia, Tây Ban Nha có một lợi thế khác về mạng lưới khí đốt tự nhiên rộng lớn và các kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), có thể được chuyển đổi để xuất khẩu hydro. Để vươn lên dẫn trước, Tây Ban Nha sẽ phải đẩy nhanh việc triển khai các trang trại năng lượng Mặt Trời và gió, khi quá trình điện phân tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Tất nhiên, so với nhu cầu thực tế, những chuyển động ấy tích cực nhưng mới chỉ mang tính chất bước đầu. Trong câu chuyện chuyển đổi sang năng lượng sạch, có nhiều yếu tố tác động, nhưng yếu tố cơ bản nhất vẫn là “tiền đâu?” vì đầu tư cho năng lượng sạch luôn khá tốn kém.

Năm ngoái, Chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra kế hoạch trị giá 1,5 tỷ euro (1,8 tỷ USD) để hỗ trợ các dự án hydro xanh trong ba năm tới, nhờ vào quỹ phục hồi của EU. Cùng với các khoản đầu tư tư nhân, gần 9 tỷ euro sẽ được chi vào năm 2030. Nghiên cứu đưa ra ước tính Đức phải đầu tư hàng năm khoảng 28 tỷ euro (28,1 tỷ USD) cho đến năm 2035 để đạt các mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và lĩnh vực này cần khoảng 440.000 lao động trong giai đoạn 2022-2035.

Theo ước tính của một số chuyên gia, chỉ có 20% các khoản đầu tư vào năng lượng sạch đến được các nền kinh tế đang phát triển - vốn chiếm 2/3 quy mô dân số của thế giới, chiếm hơn 90% lượng khí thải gia tăng. Do đó, vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa nơi có lượng khí phát thải nhiều với nơi dành đầu tư cho năng lượng sạch. Cũng bởi sự quá tốn kém ấy nên cho tới nay, chuyển đổi năng lượng sạch dù đã là sự “phải lựa chọn” của thế giới, nhưng vẫn đang khá dè dặt.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

(CLO) Bóng ma của cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah dường như đang đến gần hơn bao giờ hết. Nhưng liệu hai bên đã sẵn sàng cho cuộc chiến đó?

Tiêu điểm Quốc tế
Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Tiêu điểm Quốc tế