(CLO) Cuộc khủng hoảng năng lượng đã tác động đến mọi ngõ ngách trên toàn cầu, như một hệ quả từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội để thế giới đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, tức ít phụ thuộc vào than đá, dầu, khí đốt và các nhiên liệu hóa thạch khác.
“Năng lượng của tự do và hòa bình”
Vào cuối hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow vào tháng 11/2021, các nhà ngoại giao hẳn có được một cảm giác rằng cơ hội đã đến. Hơn 80% lượng khí thải trên thế giới đã được các chính phủ cam kết đưa về mức phát thải ròng bằng 0. Hội nghị thượng đỉnh cũng đã chứng kiến các thỏa thuận quan trọng về phá rừng, phát thải khí mê-tan và sản xuất than. Ít nhất 23 quốc gia đã đưa ra cam kết mới để loại bỏ dần điện than, bao gồm cả ở Đông Nam Á và châu Âu.
Năng lượng xanh sẽ góp phần củng cố tự do và hòa bình cho thế giới. Minh họa: Stock.
Đúng là đã có một cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra về việc liệu than nên được “cắt giảm dần” hay “loại bỏ dần”. Nhưng hướng đi là rất rõ ràng, chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết: “Các quốc gia đang quay lưng lại với than đá. Sự kết thúc của than đã ở trong tầm mắt". Song thật đáng tiếc chỉ 4 tháng sau, bức tranh năng lượng toàn cầu đã thay đổi, tất nhiên không theo hướng mà ông Sharma và các nhà đàm phán COP26 mong muốn.
Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, việc sử dụng than trên toàn cầu chẳng những không suy giảm, mà còn đã tăng lên mức kỷ lục trong mùa đông, khiến lượng khí thải tăng lên, trong khi việc phát triển năng lượng sạch giảm xuống dưới mức cần thiết để đạt được các mục tiêu khí hậu.
Để rồi, sau khi Nga tấn công vào Ukraine, thì cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã xuất hiện khi các quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu, phải tìm cách nhanh chóng cắt giảm nguồn dầu khí từ Nga, đồng thời xem xét lại các cam kết cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Nhà kinh tế học Dieter Helm, giáo sư về chính sách năng lượng tại Đại học Oxford, cho biết việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch rõ ràng khó có thể phức tạp hơn. Ông nhận định: “Quá trình chuyển đổi năng lượng đã gặp khó khăn, 80% năng lượng trên thế giới vẫn là từ nhiên liệu hóa thạch. Tôi kỳ vọng rằng trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tăng sản lượng dầu và khí đốt, cũng như ở các nơi khác. Trên hết, tiêu thụ than của EU có thể tăng lên”.
Song cùng lúc đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đang thúc giục khối đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để đối phó với cuộc xung đột. Tại cuộc họp thảo luận về chiến lược năng lượng toàn EU trong tuần này, các bên sẽ thúc đẩy một phản ứng xanh. Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã viết trên Twitter vào cuối tuần trước rằng: “EU phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.
Thậm chí Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner còn ví von rằng năng lượng sạch nên được coi là “năng lượng của tự do và hòa bình”. Nước này có kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga bằng cách tăng tốc năng lượng tái tạo và đạt 100% điện sạch vào năm 2035. Mặc dù Thủ tướng Olaf Scholz thừa nhận rằng trong ngắn hạn, nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục mua khí đốt và dầu từ Nga.
Một số chuyên gia nói đây là thách thức, song cơ hội cũng đã được nhìn ra trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Nó giống như việc thế giới hoàn toàn đã có thể tận dụng cơ hội trong đại dịch Covid-19 để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, khi mà việc tiêu thụ năng lượng thấp hơn nhiều trong giai đoạn đầu của đại dịch. Từng có một câu nói nổi tiếng: “Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng tốt”!
Tìm cơ hội trong thách thức
Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra, than đá đã có sự trở lại khi sự phục hồi kinh tế sau đại dịch dẫn đến nhu cầu điện năng cao. Điều này diễn ra ngay cả ở những quốc gia có mục tiêu cao cả về môi trường. Ở Mỹ, sản lượng nhiệt điện than vào năm 2021, dưới thời Tổng thống Joe Biden cao hơn so với năm 2019. Ở châu Âu, điện than tăng 18% vào năm 2021, mức tăng đầu tiên trong gần một thập kỷ.
Sau đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy nhu cầu than hơn nữa. Quan điểm này đã được Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, thuộc Đảng Xanh của nước này thừa nhận vào tuần trước, khi cho rằng châu Âu buộc phải đốt nhiều than hơn khi nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt giảm và giá khí đốt leo thang.
Giá khí đốt đạt kỷ lục trên 335 euro mỗi megawatt giờ trong tuần này, và ở mức đó, việc sản xuất điện than sẽ rẻ hơn kể cả khi tính thêm thuế carbon. Những lo ngại về an ninh năng lượng cũng góp phần vào việc một số quốc gia, trong đó có Ý, nói rằng họ có thể cần đốt nhiều than hơn để bù cho sự cắt giảm khí đốt từ Nga.
Xung đột ở Ukraine đang có tác động đến thị trường than toàn cầu, vì xuất khẩu than của Nga cũng đang có nguy cơ bị cắt giảm sau khi nước này vừa lên kế hoạch cấm xuất khẩu một số nguyên liệu thô. Rồi khi các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty vận tải phương Tây dừng giao thương với Nga, các khách hàng tiêu thụ than ở châu Âu và châu Á hiện đang gấp rút tìm các nguồn cung thay thế và đẩy giá lên cao. Tuần trước giá than đạt hơn 400 USD/tấn, so với mức 82 USD chỉ một năm trước đây. Lưu ý, Nga chiếm khoảng 30% lượng than nhiệt nhập khẩu của châu Âu.
Thế giới cần thoát khỏi sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá hay dầu. Ảnh: Bloomberg
Than đá cũng vẫn chiếm ưu thế ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, quốc gia phát thải lớn nhất thế giới. Nước này vẫn đang xây dựng các nhà máy than mới và lượng khí thải ở đó đã tăng 4% vào năm ngoái, chiếm 1/4 tổng lượng khí thải tăng toàn cầu. Sự gia tăng nhu cầu điện của Trung Quốc vào năm 2021 so với năm 2019 thậm chí tương đương với toàn bộ sản lượng điện của Đức và Pháp cộng lại.
Song bất chấp những trở ngại trên, các chuyên gia năng lượng tin rằng quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch vẫn đang diễn ra, dù có thể không nhanh chóng hoặc dễ dàng như mong đợi. Scott Mackin, đối tác quản lý tại Denham Capital, một quỹ cơ sở hạ tầng bền vững có trụ sở tại Boston (Mỹ), cho biết: “Đây là những khúc cua trên đường. Động lực vẫn còn rất mạnh đối với sự chuyển đổi năng lượng, nếu nhìn vào bức tranh lớn".
Bước ngoặt sẽ xuất hiện?
Theo lộ trình phát thải ròng bằng 0 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc sử dụng than phải giảm một nửa trong thập kỷ này để đi đúng hướng. Trong khi đó, sản lượng điện cần phải tăng 40% trong cùng thời kỳ. Theo kịch bản đó, lượng phát thải ròng giảm xuống 0 sẽ đạt được vào năm 2050 và sự nóng lên toàn cầu vẫn ở mức dưới 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Song để làm cả hai việc cùng một lúc - tăng sản lượng điện và cắt giảm than - sẽ đòi hỏi sự tăng trưởng rất lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và mặt trời, kết hợp với lưu trữ năng lượng.
Quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng như thế nào không chỉ là câu hỏi của kinh tế học, mà còn là vấn đề chính trị. Đối với các cuộc đàm phán khí hậu, chính sách của các nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Ít nhất, xung đột sẽ khiến việc hợp tác toàn cầu về biến đổi khí hậu, vốn nhất thiết phải bao gồm các nước phát thải lớn như Trung Quốc, Mỹ và Nga, sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng những gì đang diễn ra trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine rõ ràng đã và đang tạo ra một cảm giác cấp bách rằng thế giới cần phải thoát khỏi than, dầu và khí đốt. Rất có thể, đây sẽ là một bước ngoặt để giúp các nước vượt qua mọi khó khăn dù rất lớn tới đây, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh - “nguồn năng lượng của tự do và hòa bình”.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.