(CLO) Có câu ngạn ngữ rằng, trong tất cả những món quà tự nhiên dành cho loài người, còn gì ngọt ngào hơn con trẻ. Lại cũng có câu hát rằng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Bởi những giá trị thiêng liêng ấy, như lời Hồ Chủ tịch năm xưa, "trẻ em như búp trên cành”, lúc nào cũng nên được nâng niu, chăm sóc, giáo dục bằng tất cả những thương yêu.
Báo Việt Nam độc lập, số 106, ra ngày 21/9/1941, đăng tải bài thơ gồm 20 câu có tựa đề “Trẻ con”. Với những câu thơ như: Chẳng may vận nước gian nan/Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/Học hành, giáo dục đã không/Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa/. … tác giả Nguyễn Ái Quốc không giấu nổi những xót xa, day dứt trước cuộc sống quá ư gian khó, thiệt thòi của thiếu nhi Việt dưới ách giặc Nhật, giặc Tây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm quan tâm đặc biệt nhất cho thiếu nhi.
Nhưng đáng nhớ nhất, luôn vang vọng đến ngày nay là hai câu mở đầu bài thơ: Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Với Bác, con trẻ như búp măng non, cần phải hết mực nâng niu, chăm bẵm, rèn rũa…
Suốt những năm tháng cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh- người mà triệu triệu trẻ em Việt Nam yêu kính gọi bằng cái tên trìu mến: Bác Hồ- cũng đã luôn dành tình cảm quan tâm đặc biệt nhất cho thiếu nhi- luôn canh cánh, quan tâm, trăn trở làm thế nào để con trẻ luôn được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục một cách tốt nhất, với tình thương yêu cao nhất. Bác từng nhấn mạnh “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”. Bác chỉ rõ, “trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…
Làm theo lời Bác, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt, cũng như những điều tốt nhất cho trẻ em- “tương lai của đất nước”.
Niềm vui của trẻ em vùng cao Điện Biên là được chạy nhảy vui chơi cùng bạn bè. Ảnh tư liệu: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Luật Trẻ em 2016, Luật Giáo dục 2019, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em… cũng đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Mới đây, nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động Vì Trẻ em 2024, thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài; làm tốt công tác này là trách nhiệm của toàn xã hội.
Từ sự quan tâm đặc biệt ấy, trẻ em ngày càng được quan tâm phát triển. Nhờ tập trung nguồn lực lớn cho giáo dục mà nước ta đã đạt được những thành quả ấn tượng: 96,8% người trong độ tuổi đi học biết chữ, tỷ lệ nhập học ở giáo dục mầm non bắt buộc đạt 98,3%, gần mức phổ cập hoàn toàn. Nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, là điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Trẻ em cần được bảo vệ, chăm lo, phát triển! Mệnh lệnh ấy đã được nhiều lần nhấn mạnh và đi vào thực thi. Tuy nhiên, vụ việc em nhỏ 5 tuổi bị bỏ quên trên xe tử vong rất nhức nhối những ngày qua, hay việc vẫn còn rất nhiều vấn tề “nóng” liên quan đến trẻ em liên tục được đặt ra tại các Diễn đàn thời gian qua như: trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em, bạo lực học đường, đuối nước… đã cho thấy, để bảo đảm cho mọi trẻ em một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh vẫn còn là một hành trình dài.
Đơn cử như việc trẻ em bị xâm hại. Theo Bộ LĐ-TB&XH, từ năm 2020 đến tháng 9/2023, cả nước phát hiện 7.483 vụ, 8.788 đối tượng, xâm hại 7.883 trẻ em. Đáng chú ý trong đó số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới hơn 80% và con số này tăng lên theo mỗi năm, như năm 2023 vừa qua, cả nước xảy ra 2.498 vụ xâm hại trẻ em, tăng 9,2% về số vụ so với năm 2022, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm 82,2%. Đối tượng xâm hại phần lớn lợi dụng mối quan hệ lệ thuộc về gia đình; mối quan hệ gần gũi, quen biết với trẻ em, đặc biệt là với sự tiếp tay từ mạng xã hội, ngày càng dễ dàng dụ dỗ, lừa gạt hoặc gây sức ép đối với trẻ em để thực hiện hành vi...
Gây quan ngại không kém là thực trạng trẻ em bị đuối nước. Với gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi năm do tai nạn đuối nước, Việt Nam có tỉ suất đuối nước trẻ em cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.
Mối đe dọa tới sự an toàn của trẻ thơ đã quá rõ, không ít giải pháp đã, đang được đưa ra, nhưng những con số trên đây là minh chứng cho thấy hiệu quả đạt được chưa được bao nhiêu. Như trong vấn nạn xâm hại trẻ em, công tác phối hợp cung cấp, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em ở một số địa phương vẫn còn lúng túng; chưa có đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục, cộng đồng cư dân, các cấp quản lý khi để xảy ra xâm hại trẻ em, trong khi đó, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc và bản thân trẻ nhỏ chưa được hướng dẫn, giáo dục để có nhận thức, kiến thức đầy đủ, cập nhật về bảo vệ trẻ em….
Phải trao cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất! Cùng nỗ lực để mọi trẻ em đều được lớn lên an toàn, làm thế nào để “mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui”… đó không nên chỉ là những lời nói hô hào mỗi khi đến dịp Ngày Thiếu nhi hay Tháng hành động vì trẻ em, càng không nên chỉ là những hành động cho có hay như ngôn ngữ Gen Z là “phông bạt làm màu”.
Hãy đến với con trẻ bằng tình yêu thương gần gụi thực sự, có như thế, mới làm được điều mà Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa nhấn mạnh: "Mỗi gia đình hãy thực sự là một mái ấm tràn ngập tình yêu thương để các cháu được quan tâm, chăm lo, cảm nhận sự an toàn và niềm hạnh phúc, cảm nhận được sự bình đẳng! Mỗi ngôi trường hãy là một mái nhà hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường là một niềm vui, để các cháu được học tập, rèn luyện, giao lưu, trưởng thành và phát triển! Cả cộng đồng, xã hội hãy hành động thiết thực với trách nhiệm cao nhất; với những tình cảm gần gũi, thân thương nhất; với cả tấm lòng và trái tim yêu thương! Hãy là chỗ dựa vững chắc, là nơi để các cháu gửi gắm niềm tin, yêu thương và tin tưởng vào tương lai của mình!".
Lúc sinh thời, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em như “búp trên cành”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non nhưng rất dễ bị gãy, bị tổn thương. Bởi vậy, trẻ em- những búp măng non- nên cần luôn được nâng niu, chăm sóc bởi hết thảy chúng ta. Bởi măng non hôm nay là tương lai đất nước, là thế giới ngày mai, là nơi đặt để những mong chờ và kỳ vọng.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.