(NB-CL) “Năng suất lao động thấp nhất khu vực thì đừng đổ cho người dân thiếu sáng tạo, thiếu chăm chỉ và chúng ta đi lên từ 1 nước nông nghiệp. Bây giờ là lúc phải tìm ra hướng khắc phục...”- Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
[caption id="attachment_45999" align="aligncenter" width="530"]

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan[/caption]
Rất may là WB và ILO đã cảnh báo năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn khu vực kịp thời, nếu không nó đã bị lãng quên thay bằng các việc khác. Tôi cho rằng, không được đổ NSLĐ thấp vào hết người lao động, vì bản chất người lao động Việt Nam rất chịu khó, rất sáng tạo và thực tế hiện nay đã và đang chứng minh điều đó. Các cuộc thi về tay nghề của Việt Nam đứng hàng đầu khu vực; chỉ số IQ của người Việt Nam (96) đứng thứ hai khu vực chỉ sau người Singapore (103)...Vậy vì sao lại thấp hơn so với các nước khác, đây là thực tế phải nhìn vào công tác đào tạo dạy nghề, quy hoạch và dự báo ngành nghề. Đặc biệt là chính sách phát triển quốc gia phải nhấn mạnh đến vai trò sáng tạo, ý chí khởi nghiệp trong giới trẻ hay không. Cần phải mạnh tay loại bỏ trở lực về cơ chế quản lý và tư tưởng hành chính hóa quan hệ sản xuất.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng NLLĐ nhanh nhất trong khu vực, điều này cho thấy Việt Nam có tiềm năng bắt kịp với các quốc gia có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế và lao động của Việt Nam năm 2012 chỉ tương đương với Thái Lan và Trung Quốc đầu những năm 90. Trong các ngành, nông nghiệp vẫn là nơi có NSLĐ thấp nhất. Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Kinh tế Quốc dân, nếu năm 2014, NSLĐ trung bình của người lao động Việt Nam đạt 51 triệu đồng/ năm, thì khu vực nông nghiệp chỉ đạt 18,9 triệu đồng, thua xa lao động trong các lĩnh vực như công nghiệp 92,9 triệu đồng, dịch vụ 79,5 triệu đồng.
Một nghịch lý khác là, phải tăng NSLĐ mới có cơ sở để tăng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều này hoàn toàn ngược lại. Lương tối thiểu tăng và tăng mạnh, trong khi NSLĐ tăng chậm hoặc giậm chân tại chỗ. Giai đoạn 2010 – 2012, tốc độ tăng lương tối thiểu vùng 1 vượt xa tốc độ tăng NSLĐ tương ứng. Đến giai đoạn 2013 – 2014, khoảng cách này rút ngắn lại còn 6,23 và 5,48 điểm %.❏
PV