nCoV hay câu chuyện “gót chân Asin” của nền kinh tế toàn cầu

Thứ năm, 13/02/2020 11:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chẳng phải đến tận bây giờ, khi việc chỉ sau thời gian ngắn đại dịch nCoV bùng phát từ Trung Quốc, nền kinh tế thế giới đã phải hứng chịu những hệ lụy không hề nhỏ, người ta mới nói tới câu chuyện “lệ thuộc vào Trung Quốc”. Thực tế, đây chính là câu chuyện “gót chân Asin” đã được nhắc đến từ lâu.

Từ cái bóng quá lớn

Dù muốn hay không, tới thời điểm này, chẳng quốc gia nào có thể phủ nhận được cái bóng quá lớn của Trung Quốc lên nền kinh tế thế giới.

Cách đây tròn một thập kỷ, năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới xét về GDP danh nghĩa và tiếp tục giữ vị trí này cho tới thời điểm hiện tại, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, thậm chí các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2019 là 6,1%. Năm 2019, tổng GDP của Trung Quốc đạt 14,4 nghìn tỷ USD, giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 17% GDP toàn cầu và đóng góp khoảng 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

merlin_166506186_bf6d4e63-8046-4ed2-a1d1-0ca1bd262672-superJumbo

Điều đáng nói còn là việc Trung Quốc đã được xem là “Công xưởng thế giới”.  Theo một báo cáo mới được Bloomberg Economics công bố, không quốc gia nào có thể vượt mặt quốc gia đông dân nhất thế giới để giành lấy “danh hiệu” này. “Nhiều nơi có lợi thế chi phí rẻ, nhưng ngoại trừ Ấn Độ thì tất cả đều có quy mô quá bé so với Trung Quốc. Và tất cả đều phải đối mặt với các thách thức về năng lực cạnh tranh” - hãng thông tấn tài chính hàng đầu lý giải.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã được dự báo có khả năng chỉ đạt 5,6% năm 2020, giảm từ mức 6,1% năm ngoái. Nếu điều đó xảy ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 0,2% trong năm nay, xuống còn 2,3% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cách đây một thập niên. Điều này cho thấy nền kinh tế thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc ở mức độ lớn như thế nào. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất cho xe hơi mới và chất bán dẫn, là quốc gia chi nhiều nhất cho du lịch quốc tế, là nhà xuất khẩu hàng may mặc và dệt may hàng đầu trên thế giới, đồng thời cũng là nơi sản xuất nhiều máy tính cá nhân (PC) và điện thoại di động trên thế giới.

Những hệ lụy dữ dội

Theo nhiều chuyên gia, thời điểm này vẫn còn khá sớm để đánh giá đầy đủ về tác động của dịch nCoV đối với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới nhưng một số các tổ chức định chế tài chính cũng đã có những dự báo. Với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm từ 1-1,5 điểm % năm 2020 xuống mức tăng trưởng khoảng 4,5-5%. Trong đó, các lĩnh vực chịu tác động mạnh là: dịch vụ y tế và nguồn nhân lực, du lịch - lữ hành - khách sạn, dịch vụ giao thông - vận tải, bán lẻ (tiêu dùng giảm), thương mại, đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp), chuỗi sản xuất - cung ứng và dịch vụ tài chính - ngân hàng. Với nền kinh tế thế giới, theo một số nghiên cứu gần đây của các tổ chức như Goldman Sachs, Moody’s, Coface, BNP Paribas Cadif, International SOS… dự báo dịch bệnh này có thể khiến GDP toàn cầu giảm khoảng 0,3-0,7 điểm % năm 2020 bởi như đã nói Trung Quốc đóng góp khoảng 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Năm 2003, đại dịch SARS gây thiệt hại khoảng 40 tỷ USD nhưng khi đó nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu. Còn hiện tại Trung Quốc đóng góp 18% GDP toàn cầu, đại dịch nCoV con số thiệt hại hoàn toàn có thể lớn hơn gấp 3-4 lần.

335299

Như vậy, với sức ảnh hưởng toàn cầu của mình, sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc do dịch bệnh chắc chắn để lại hệ lụy không hề nhỏ lên hầu hết các nền kinh tế các quốc gia. Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ là những quốc gia có lẽ sẽ chứng kiến rõ ràng nhất những quốc gia hệ lụy tiêu cực từ sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc. Đơn cử như du khách Trung Quốc đóng góp khoảng 30% lượng khách nước ngoài tới Nhật Bản. Chưa kể các công ty lớn của Nhật Bản như Toyota, Honda cũng sẽ đình trệ sản xuất bởi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Ngay cả những quốc gia Tây Âu xa xôi như Đức cũng tổn thương không ít bởi tình hình Trung Quốc. Viện nghiên cứu Ifo tại Munich ước tính tăng trưởng GDP của Trung Quốc cứ giảm 1%, tăng trưởng của Đức cũng sẽ mất 0,6%. Khoảng 80% thương mại hàng hóa toàn cầu thực hiện qua đường biển. Chính vì thế, dịch bệnh tại Trung Quốc đang khiến hàng hóa trở nên ách tắc, khó luân chuyển. Theo Phòng Thương mại Thái Lan, dịch bệnh từ nCoV là một trong các nguyên nhân sẽ kéo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2020 xuống dưới 2,5% do Thái Lan dự kiến thất thu khoảng 80 - 100 tỷ Baht.

“Gót chân Asin” hay câu chuyện lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc là điều chẳng quốc gia nào xa lạ. Nhưng vì tầm vóc của một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đó là điều, mà ngay cả “người dẫn đầu” - nước Mỹ cũng phải ngậm ngùi chấp nhận. Và cũng bởi sự lực bất tòng tâm này mà giờ đây khi “cô Vy” xuất hiện, cả thế giới đành phải ngậm ngùi chứng kiến những hệ lụy nhãn tiền.

Hà Trang

Tags:

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h